SỬ TRUNG QUỐC - Trang 356

khám. Đồng thời ông ban một sắc lịch đuổi hết những tu si Ki Tô giáo nào
không theo những nguyên tắc của Matteo Rici (tức của Dòng Tên).
Sau Khang Hi, các ông vua khác đều tấn công mạnh mẽ Ki Tô giáo và đầu
thế kỉ chúng ta, Trung Hoa chỉ có khoảng ba triệu tín đồ (không bằng nửa
phần 100 dân chúng) trong khi Phật giáo có không biết mấy trăm triệu tín
đồ, Hồi giáo cũng có được 15 triệu tín đồ. Mãi đến gần đây (sau thế chiến
II?) Giáo Hoàng La Mã mới cho phép tín đồ Trung Hoa thờ Khổng Tử,
cùng tổ tiên nhưng trễ quá rồi (1). Nhưng giả sử có cho phep từ đời Khang
Hi thì Ki Tô giáo cungc không thể phát triển mạnh như Phật giáo được,
nhiều lắm cũng chỉ được khoảng năm phần trăm dân chúng thôi.
Dòng Tên đã thất bại trong việc truyền giáo ở Trung Quốc nhưng đã có
công với văn hóa. Các tu sĩ dòng đó đều là những nhà bác học khoáng đạt,
có tinh thần học hỏi, có óc khoa học, họ soạn sách, giới thiệu văn minh
Trung Hoa với người Âu và nhờ họ mà người Âu biết một nền văn minh
rực rỡ khác hẳn văn minh Ki Tô giáo. Các triết gia Pháp ở thế kỉ XVIII, đặc
biệt là Voltảie, phục triết gia Trung Hoa (Khổng, Lão) minh triết không
dùng tôn giáo, tời Thiên khai của Chúa Trời, chỉ nhờ một thứ luân lí cận
tình hợp lí mà dạy dỗ dân thành những người tốt; do đó dân tộc Trung Hoa
không có chiến tranh tôn giáo tai hại như phương Tây; xã hội rất có trật tự.
Vua yêu dân, không can thiệp vào đời của dân, nhưng nếu làm bậy thì bị
dân lật đổ, trong gia đình con quí trọng cha mẹ, vợ nghe chồng, đáng khen
nhất là xã hội rất bình đẳng, không có giai cấp quí tộc cha truyền con nối,
ai giỏi, thi đậu thì cũng có thể làm quan được, mà quan có quyền can gián
vua, kiểm soát vua nữa.
Khang Hi rất quan tâm tới vấn đề trị thủy, đích thân sát đê điều và trong đời
ông không bị nạn lụt nào tai hại của sông Hoàng Hà.
Ông noi gương Tần Thủy Hoàng, sáu lần tuần du miền Nam (Chiết Giang)
để xem xét dân tình, bốn lần tuần du phương Bắc, ngoài biên giới.
Về võ công, ngoài việc dẹp được ba phiên vương, chiếm lại được Đài Loan
như trên chúng ta đã biết, ông còn dẹp được loạn ở Trung Á, mở mang
thêm bờ cõi.
Đầu đời Thanh, người Mông Cổ giúp người Mãn Châu để được chia phần,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.