người lựa, duyệt lại, chép lại bộ đó cũng bị chém vì tội phản Thanh.
Ông tự hào về “thập toàn võ công” (mười võ công kết quả hoàn toàn) của
ông; Khanh Hi và Ung Chính đã tích lũy được nhiều tiền, ông dùng số tiền
đó để mở mang biên cương.
Dân số Trung Quốc tăng lên nhiều, đất đai khai khẩn gần hết rồi, tình thế
bắt buộc phải kiếm thêm đất để di dân. Các triều đại trước đều di dân về
phía nam, khi miền này không thể tiếp thu thêm được nữa, nhà Thanh mới
nghĩ tới việc di dân lên miền Bắc. Miền Bắc là đất của Mãn và Mông. Đất
của Mãn, người mãn không cho người Hán vô; vậy chỉ còn đất của Mông.
Cuối đời Ung Chính và đầu đời Càn Long, chỉ trong mấy chục năm mà 25
triệu người Trung Hoa di cư lên phương Bắc, chiếm đất của ông, do đó xảy
ra nhiều xung đột giữa Hán, Mông ở Turkestan (Tân Cương).
Càn Long đem quân lên dẹp. Hai lần thăng bộ lạc Chuẩn Cát Nhĩ, bộ lạc
mạnh nhất của Mông Cổ; một lần bình định được bộ lạc Hồi ở Tây Vực.
Ông gom đất của hai bộ lạc đó lại, đặt tên là Tân Cương, phái một đại thần
tới thống trị (1759).
Phía Tây biên cương tỉnh Tứ Xuyên có hai bộ lạc Đại Kim Xuyên và Tiểu
Kim Xuyên thường quấy rối Trung Quốc, ông hai lần xuất chinh để dẹp
(1772 và 1776). Đất đó xa xôi, dân thưa, chỉ có 3 vạn hộ (khoảng 15 vạn
người) mà ông phải dùng đến 8 vạn binh mới bình định được. Trong lịch sử
nhân loại, chưa có cuộc viễn chinh nào tốn kém như vậy.
Đài Loan từ đời Khang Hi đã dẹp xong rồi nhưng đời Can Long vẫn còn
những đám giặc cỏ, ông cũng đem quân vượt biển diệt cho hết.
Đời Ung Chính mở rộng biên giới đến Quí Châu, thế dân ở đó là người
Miến được đãi như người Hán, nhưng sau vì quan lại thu thuế hà khắc, họ
nổi loạn, Càn Long lại phải dùng binh dẹp.
Năm 1766, viên tổng đốc Vân Nam, đề nghị đánh Miến Điện vì họ thường
quấy nhiễu biên giới, Càn Long phái hai vạn rưỡi binh xâm chiếm, vì
không biết đường lối và vì không chịu được lam chướng, mấy lần hao quân
tốn tướng, nhưng sau Miến cũng xin hòa, Thanh trả lại đất đã lấn, rút về.
Từ đó Miến cứ 10 năm phải cống một lần.
Miến chiếm Xiêm, một người Hoa kiều là Trịnh Chiếu mộ kẻ đồng chí đuổi