tập theolối của họ - Vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương
nghĩ tới việc tự cường bàn với Tăng Quốc Phiên, Lí Hồng Chương, Tả Tôn
Đường. Họ đồng ý với nhau rằng “muốn tự cường thì việc luyện binh là
quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí
giới”. Năm 1862 họ giao cho Lí Hồng Chương thi hành.
Trong khoảng năm mươi năm sau, Lí lập Đông văn quán (tìm hiều nghiên
cứu học thuật phương Tây), Quảng phương ngôn quán (dạy ngôn ngữ
phương Tây). Chế pháo cục, thuyền xưởng, Thủy quân, Thuyền chánh học
đường, Cơ Khí cục, xây pháo đài theo kiểu Tây phương ở Đại Cổ, khai mở,
khai xưởng dệt,mở điện báo cục ở một số tỉnh…
Tăng và Lí itếp xúc với Ung Wing một sinh viên nghèo ở Ma Cao du học
sinh đầu tiền ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp
Đại học Yale, Tăng phái Ung Wing qua Mĩ mua máy. Ông thuyết phục
Tăng gởi 120 thanh niên đa số gốc ở Quảng Châu, qua Âu Mĩ học mười
lăm năm rồi về giúp nước. Một số lớn qua Mĩ (2) ba chục người sang Anh,
ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức.
Phong trào tự cường đó tiến chậm, chủ yếu là nhắm vào quốc phòng mà
thôi, chưa phải là một cuộc cải cách lớn. Vạy mà bọn thủ cựu đã nổi lên
phản đối, cho Lí Hồng Chương là Hán gian, theo Tay phương là làm cho
Trung Quốc hóa ra di địch. Họ họp thành mộ phe không bao giờ bàn tới
học thuật Tây phương, tự cho mình là thanh cao. Dân gian thì đại đa số vẫn
cày cấy để kiếm cơm ăn, việc nước không hề biết tới. Chí có mỗi một
người sáng suốt là Wong Tao (3) học giỏi chữ Hán, rồi ngoài hai chục tuổi,
trong khoảng từ 1840 đến 1860 giúp việc cho nhà in của một hội truyền
giáo anh ở Thượng Hải. Bị nghi ngờ là tiếp xúc với Thái Bình Thiên Quốc,
ông ta phải trốn qua Hương Cảng, giúp James Legge dịch Tứ Thư và Ngũ
Kinh rồi qua ở Scotland (Tô Cách Lan) hai năm với Legge. Khi trở về
Hương Cảng ông xuât bản một nhật báo riêng, sau hợp tác với một tờ báo
của người Anh ở Thượng Hải nữa (1872). Ông cảnh cáo nhà cầm quyền
rằng công cuộc tự cường không có kết quả được vì chỉ trị ngọn chứ không
trị gốc. Phải thay đổi cả chế độ mới được. Nhưng thời cơ đó cơ hồ không ai
hiểu ông, mãi tới gần cuối thế kỷ nhóm Khang – Lương nhờ đọc nhiều sách