SỬ TRUNG QUỐC - Trang 405

Nhưng năm sau, vì Thanh đụng đầu với Anh ở Tây Tạng, nên nhường luôn
Miến cho Anh, nhận chủ quyền của Anh ở Miến.
• Xiêm
Xiêm cũng là thuộc quốc của Trung Hoa. Từ đầu Minh, các vua Xiêm đều
cung thuận; nhưng từ khi có loạn Thái Bình, Xiêm không vào cống nữa.
Nhờ vị trí là trái độn giữa Anh (Miến) và Pháp (Việt Nam) mà Xiêm được
độc lập. Anh cũng thèm sông Cửu Long lắm, nhưng Pháp đã chiếm Lào,
Miên rồi, bảo sông đó thuộc về Việt Nam tức là thuộc về Pháp, Anh không
tranh nữa. Xiêm khỏi nộp cống cho Trung Quốc và từ đó Xiêm, Hoa tuy
cùng biên giới mà tuyệt nhiên không quan hệ gì với nhau.
• Tây Tạng
Làm chủ Ấn Độ rồi, Anh dòm ngó Tây Tạng, nhưng giữa Ấn và Tạng có ba
nước Népal, Sikkim và Bhutan đều ở chân dãy núi Hi Mã Lạp Sơn, làm rào
giậu cho Tạng.
Năm 1816, Népal bị Anh xâm lấn, Trung Quốc không cứu, nước ấy phải
phụ thuộc vào Anh, nhưng vẫn 5 năm qua cống nộp một lần.
Năm 1839, anh dần dần lấn Sikkim ở sát Népal, làm đường xe lửa, Sikkim
thành thuộc quốc của Anh.
Năm 1856, Bhutan bị Anh đánh thua, Bhutan phải cắt đất cầu hòa.
Năm 1901, Trung, Anh, Ấn, Tạng cùng ký một điều ước định địa giới cho
nhau. Tây Tạng còn nhiều bộ lạc phụ thuộc nữa, trước sau cũng bị Anh
chinh phục.

8. Trung – Nhật chiến tranh.

Theo gót bộ ba Anh, Pháp, Nga, thực dân da vàng Nhật cũng nhảy vào chia
phần. Họ làm ăn thận trọng và có kế hoạch. Mới đầu để thử xem sự phản
ứng của Thanh ra sao đã.
Ở Tây Nam nước Nhật có quần đảo Lưu Cầu, mà vua đã chịu Trung Quốc
phong vương, rồi lại xin qui phục Nhật. Năm 1871, một nhóm người Lưu
Cầu đi thuyền, gặp bão, trôi giạt đến Đài Loan, bị thổ dân Đài Loan giết.
Nhật đem việc đó trách Trung Quốc. Thanh đình muốn tránh sự lôi thôi,
bảo thổ dân Đài Loan không chịu sự giáo hóa của nước mình, nghĩa là
mình không chịu trách nhiệm về hành động của họ, coi họ không phải là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.