các tỉnh hai bờ song Dương Tử cho ai. Vậy là họ cắt xẻ Trung Hoa thành
nhiều phạm vi thế lực (coi những mũi tên trên bản đồ - Liệt cường xâu xé
Trung Hoa) mà chính Trung Hoa gần như chẳng giữ được chủ quyền ở khu
nào cả, ngoài những miền núi rừng xa xôi ở Tây và Tây Bắc. Trong lịch sử,
chưa từng thấy vụ nào mà các nước đồng lõa với nhau để hút máu, rút
xương nước khác một cách trâng tráo và có tổ chức như vậy. Bấy giờ
Thanh đình mới thấy cái hại k mật ước với Nga ra sao. Trung Quốc thành
một bán thuộc địa, tệ hơn nữa, như Tô Văn nói, thành nô lệ của liệt cường,
chúng bắt sao phải làm vậy. (1)
- Mĩ (thời đó đã chiếm được Phi Luật Tân), ở Trung Hoa chỉ có ảnh
hưởng về tài chánh, không có phạm vi thế lực, không có binh bị, thấy các
nước kia hăng quá, sợ sẽ sinh ra xung đột, nên gởi thong điệp cho Anh,
Pháp, Nga, Đức, Nhật, Ý đề nghị:
- Các nước đã được phạm vi lợi ích, tô tá địa hoặc quyền lợi gì khác thì
phần ai nấy giữ, không được can thiệp đến nhau.
- Trong thương cảng thuộc phạm vi các nước, hang hóa nước khác đem
vào phải tuân theo ngạch quan thuế hiện hành của Trung Quốc, và do Trung
Quốc trưng thu.
- Trong thương cảng thuộc phạm vi các nước, đối với thuyền tàu nước
khác vào, không được đánh thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất đánh vào
thuyền tàu nước mình; vận khí bằng xe lửa cũng vậy.
Chính sách đó người Hoa gọi là: khai phóng môn hộ (2) (mở các nơi cho
các nước được chở hang hóa vào bán) cơ hội đẳng quân (trừ quyền lợi các
nước đã có rồi, sau có quyền lợi gì khác thì các nước được hưởng ngang
nhau); bảo toàn lãnh thổ (giữ cho lãnh thổ được toàn vẹn).
Anh Chấp thuận trước tiên rồi tới các nước khác chỉ trừ Nga là trả lời một
cách mập mờ, lừng khừng. Trung Hoa mừng nhất.
(1) Cuối Thanh, sinh viên thường hát một bài mà câu cuối như sau:
“Chúng – Thanh đình – đòi làm chủ chúng ta mà chính chúng làm nô lệ
cho ngoại nhân:
(2) Tiếng Anh là The open door policy