SỬ TRUNG QUỐC - Trang 413

- Đại đồng thư. Ông cho rằng nhân loại sắp bước vào thời đại đồng rồi,
lúc đó mọi người sẽ bình đẳng, ai cũng có lòng bác ái, coi thiên hạ vạn vật
là một, không ai còn khổ não nữa; và để sửa soạn cho thời đại đó, ông đề
nghị: Phá ranh giới giữa các quốc gia; bỏ chế độ giai cấp; bỏ quan niệm về
chủng tộc; không phân biệt phái trai gái, nam nữ hoàn toàn bình đẳng, phá
bỏ gia đình, bỏ tư sản; nông công thương không còn chủ thợ nữa, những cái
gì bất bình, bất đồn, bất công, trừ diệt.
Công việc khảo cứu của ông không vững, ông chủ quan quá, mà thuyết của
đại đồng của ông pha Khổng, Phật và Tây học, nhiều người chê là không
tưởng, nhưng ai cũng phải nhận ông có tư tưởng khác người, là một triết
gia quan trọng thời Thanh mạt, mà tư tưởng cách của ông đán trọng, công
lao của ông với dân tộc đáng kể: Ông là người mở đường cho cách mạng
Tân Hợi.
Trong nhóm môn đệ của ông có Lương Khải Siêu và Đàm Tự Đồng đa tài
hơn cả. Lương cũng gốc ở Quảng Đông, là một nhà văn, nhà báo chứ
không phải là một triết gia. Cũng thông minh, 17 tuổi đậu cử nhân, lên Bắc
kinh thi hội. Khi trở về, nghe tiếng Khang Hữu Vi, xin được yết kiến. Nghe
Khang hùng hồn mạt sát cựu học là vô dụng, ông hoang mang, vừa thẹn
vừa mừng, xin làm môn đệ của Khang. Học với Khang được ba năm, rồi
lên Bắc Kinh làm quen với Đàm Tự Đồng. Đàm đáng là một triết gia, có
nhiều tư tưởng lạ và kịck liệt soạn cuốn Nhân học để phát huy thêm thuyết
đại đồng của Khang. Đàm trọng dân mà khinh vua, ghét chế độ quân chủ
chỉ ức hiếp dân, mà phục Hoàng Tôn Hi. Ông lại chê văn minh phương Tây
là tự ti tự lợi, quá ham vật chất. Ông muốn đúc cả Đông Tây vào một lò để
tạo thế giới đại đồng. Rất tiếc ông hi sinh cho cách mạng chết sớm (coi ở
dưới) nếu không thì còn cống hiến cho dân tộc Trung Hoa nhiều tư tưởng lạ
nữa.
Năm 1895, buồn về nỗi Hoa thua Nhật, Lương Khải Siêu làm đại biểu cho
một nhóm 190 cậu cử Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn
về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 3.000 cậu cử khác dân thư xin biến
pháp, hai nhóm họp làm một. Từ thế kỉ XII, đời Nam Tống đến bây giờ,
trên bảy thế kỉ, mới lại thấy một phong trào học sinhdâng thỉnh nguyện lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.