Một điểm nữa trong học thuyết của ông là ngay từ năm 1905, ông đã tính
phải có ba thời kỳ : thời kỳ quân chính, chính quyền về quân nhân, phải độc
tài để dẹp loạn, dẹp mọi sự chóng đối ; thời kỳ huấn chính, có một đảng
duy nhất cầm quyền dạy cho cho dân quen với chế độ dân chủ, hiểu quyền
hạn , bổn phận của mình, thời kỳ thứ ba là thời kỳ hiến chính ; lập hiến
pháp rồi thi hành
3. Công của Tôn Văn
Khi hay tin Tôn Văn chết, Ph. Berthelot, Tổng thư ký bộ ngoại vụ Pháp,
thản nhiên bảo: “ Thế là chấm dứt cuộc đời một con người thay đổi hoài ,
không thực hiện được chút gì hết”. Nhưng viên thông dịch của ông ta đã ở
Bắc Kinh , đâu biết rõ người Trung Hoa , đáp: “ Tôn Văn khi sống không
được việc gì; nhưng chết rồi ông ta sẽ thành một vị thần “.
Hầu hết- Nếu không phảI là hết thảy – các chính trị gia phưong Tây trước
năm 1925 đều coi thường Tôn Văn và chê ông như Berthelot. Lénine còn
bảo ông “ ngây thơ như một trinh nử “ ( Virginale naiveté) nữa : tin ở Viên
Thế Khải, ở Anh, ở Nhật nữa, hai con cá mập hung hăng nhất thời đó . Ông
mâu thuẩn với ông , ông chủ trương hợp tác với những nước đãi Trung Hoa
một cách bình đẳng, mà chính hai nước đó coi đồng bào ông như toi mọi,
như loài vật, còn Mỹ bênh vực Trung Hoa nhất thì ông lại không nhờ cậy
họ. Lúc thì ông muốn Bắc phạt, lúc thì lại muốn bắt tay với các quân phiệt
ở Bắc. Ông làm Tổng Thống , rồi làm một “ chuyên viên “ hỏa xa, sau lại
làm đại nguyên súy không bao lâu, lại làm Tổng Thống, mà chẳng lần nào
được việc gì cả. Gần cuối đời , ông cho cán bộ Cộng Sản gia nhập Quốc
Dân Đảng, như vậy khi Cách Mạng thành công, họ đương nhiên được dự
vào việc nước, mà ông lại bảo “ giai cấp đấu tranh là một bệnh của xã hội “
như vậy thì làm sao ta hiểu được chủ trưong của ông? Tưởng GiớI Thạch là
môn đệ của ông, mà Mao Trạch Đông cũng coi ông là bậc thầy; cả hai đều
bảo mình tiếp tục sự nghiệp của ông, trớ trêu thật . Mà Uống Tinh Vệ khi
làm bù nhìn cho Nhật, trong chiến tranh Trung Nhật ( coi ở sau) cũng có
thể khoe rằng theo đúng đường lối thân Nhật của Tôn nữa!
Chủ trương tam dân của ông , các học giả và chính trị gia phương Tây cho
là chẳng có gì đặc biệt . Họ đã có một chiến chương về quyền của con