người, tiến bộ hơn chủ nghĩa của ông nhiều.
Những lời chê kể trên đều đúng hết. Nhưng ai cũng phải nhận rằng ông
nhiệt tâm, ái quốc, hoàn toàn bất vị lợi, có nghị lực , kiên nhẩn suốt đời
nhằm một mục đích là cứu dân, cứu nước (điểm bất biến của ông ở đó);
ông có tài hùng biện , truyền được cho dân chúng ảo tưởng của ông, khiến
dân chúng tin ông và trọng ông.
Lévy , học giả Pháp có cảm tình với ông nhất bảo ông sống trong thời " bạc
bẽo " của lịch sử Trung Hoa.
Lời đó đúng, thời ông là thời loạn lạc , chia rẽ như cuối thời Chiến Quốc,
mà ông chỉ là một nhà tư tưởng , thiếu kinh nghiệm, thấy thuyết nào mới
cũng nhận, thấy nước nào mạnh cũng muốn nhờ cậy , đi vào hướng này bị
kẹt thì quay tìm một hướng khác, vì vậy mà ông thường thay đổi cả trong
tư tưởng lẫn hành động. Ông tùy cơ , tòng quyền để kiếm một lối thoát cho
dân tộc ông, và lúc đó nhờ được kinh nghiệm của Nga, biết tổ chức đảng, tổ
chức quân độI rồI, thì chết. Nếu ông sống thêm được mươi năm nữa, thì
chắc được thấy cách mạng thành công mà có thể tránh cho được Trung Hoa
cuộc tương tàn giữa Quốc và Cộng.
Ông chết rồi, toàn dân Trung Hoa cả phe Quốc lẫn phe Cộng (1) đều gọi
ông là “ Cha của Cách Mạng " , là " Cha của nước " ( Quốc phụ) , nhà nào
cũng treo hình ông với lời di chúc của ông. Nhưng từ năm 1949. Khi Cách
Mạng vô sản thành công thì Hoa Lục , lòng tôn sùng cũng nhạt đi: Ông chỉ
còn một ngẫu tượng lỗi thời thôi. Cái gì mà chẳng theo tốc độ của thờI đạI!
May mà xác ông không bị ướp . Nếu bị ướp như Staline, Mao Trạch Đông
thì chỉ vài chục năm nữa, qua thế kỷ XXI, nó sẽ thành một cổ vật như xác
ướp của Pharaon Ai Cập . Nghe nói mấy năm trước , Nga đã sửa lại bộ
Bách Khoa tự điển hay bộ Tự Điển triết hoạc, không còn coi Lénine là một
vị thánh nữa.
Không biết tin đó có đúng không
( Sau năm 1949 bà Tống Khánh Linh ở lại Hoa Lục )