SỬ TRUNG QUỐC - Trang 454

bệnh ung thư không cho ông sống được lâu nữa. Nhưng mới tới Bắc Kinh ,
hai bên chưa kịp thảo luận với nhau thì ông từ trần ( 12- 3- 1925) thọ 59
tuổI ( 1866- 1925).
Di chúc ông đọc cho Uông Tinh Vệ (đồng chí trẻ thân nhất của ông ) chép,
và ông ký một ngày trước khi mất, trước mặt chín người . Tống Khánh
Linh, Tống Tử Văn ( em trai Khánh Linh) Tôn Khoa ( con bà vợ trước của
ông ) ….những ngườI này cũng ký sau ông.
Dưới đây tôi dịch bản chữ Hán trong Trung Cận đại sử
“ Trong bốn chục năm, tôi tận lực với cách mạng , mục đích để Trung Quốc
được tự do bình đẳng. Kinh nghiệm bốn chục năm cho tôi thấy rằng muốn
đạt mục đích đó phải kêu gọi toàn dân đứng dậy và liên hợp với những
nước nào trên thế giới đãi ta một cách bình đẳng , để cùng nhau phấn đấu.
Hiện nay cách mạng còn chưa thành công. Các đồng chí phải theo phương
lược kiến quốc và đại cương kiến quốc, cùng tam dân chủ nghĩa …của tôi
mà tiếp tục gắng sức cho đạt thắng lợI cuối cùng …. Việc gấp nhất là mở
Quốc Đân Đại Hội , và từ bỏ các điều ước bất bình đẳng , phải thực hiện
cho thật mau . Đó là di chúc của tôi "
(1) Một số nhà cách mạng của ta học ở trường đó
(2) Tới mỗI tại một công viên ở Tô Giới Thượng Hải, người Anh cấm một
cái bảng < cấm chó và người Trung Hoa vào >

............

2. Học thuyết Tôn Văn

Trong cuộc đời trôi nổI , ông ghi chép được nhiều tính soạn một tác phẩm
lớn nhan đề là Tam Dân chủ nghĩa, nhưng tài liệu không còn gì sau vụ Trần
Quýnh Minh, phán ông ở Quảng Châu năm 1922 . Gần cuối đời, ông rán
nhớ lại và thu vào trong 16 diễn văn. Văn nghiệp của ông chỉ còn bấy nhiêu
Những diễn văn đó được nhiều người dịch, người thì cho nó có màu sắc
mác xít , người thì bảo có màu sắc tự do.
Ông trích dần Mạnh tử , nhất là câu : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.