Sau đó ông viết hai bài nữa, chủ trương:
- Có điều gì đáng noí thì mới nói, đừng “ Vô bệnh thân ngâm “ ( Không
đau mà rên ) nghĩa là văn thơ phải mạnh mẽ, đừng lãng mạn.
- Có điều gì thì nói điều ấy, muốn nói điều gì thì noí thẳng ra, tránh dùng
điển , những tiếng sáo; cứ dùng những tiếng thông tục.
- Dùng lời của ta , đừng dùng lời của người, nghĩa là đừng dùng mô phỏng ,
nô lệ cổ nhân, người ở thời đại nào thì dùng tiếng của thời ấy.
Hồ Thích đề xướng. Trần Độc Tú hưởng ứng. Trong một bài nghị luận về
văn học cách mạng, ông hô hào :
- Đả đảo lối văn điêu luyện, a dua của bọn quý tộc, kiến thiết lối văn bình
dị, tả tình của quần chúng ;
- Đả đảo lối văn cổ điển, hủ bại, khoa trương ; kiến thiết lối văn tả chân,
mới mẻ , thành thực.
- Đả đảo lối văn tối tăm, khó hiểu ; kiến thiết lối văn rõ ràng thông tục.
Nhiểu giáo sư ở trường đại học Bắc Kinh như tiền Huyền Đồng, Chu Thụ
Nhân ( tức Lỗ Tấn ) …tán thành , phát biểu ý kiến trong tờ Tân Thanh
Niên. Tờ này và trường đại học Bắc Kinh biến thành đại bản dinh của
nhóm Hồ, Trần .
Dĩ nhiên, phe cổ học nhao nhao lên phản đối, mạt sát. Có người trách Thái
Nguyên Bồi, bảo muốn theo chủ trương của Hồ, Trần thì cứ mời bọn phu
xe , bọn bán tương ở Bắc kinh làm giáo sư đại học, cần gì phải giao con em
cho Thái nữa. Thái đáp :
-« Bắc Kinh Đại Học không bỏ cố văn mà chuyên dạy bạch thoại ; vả lại
bạch thoại cũng diễn được ý nghĩa sách cổ, mà những giáo sư đề xướng
bạch thoại đâu có dùng ngôn ngữ của bọn kéo xe, bán tương. Còn về nhiệm
vụ của ông làm viện trưởng thì ông phải theo thông lệ trên khắp thế giới là
tôn trọng t ựdo tư tưởng, dù không đồng quan niệm với các giào sư, cũng
phải để họ phát biểu ý kiến, nhất là hoạt động của họ ở ngoài phạm vi nhà
trường, ông lại càng không có quyền can thiệp>>.
Tiếp đó xảy ra cuộc Ngũ Tứ vận động và chính cuộc biến động này đã làm
cho phong trào dùng bạch thoại lên như diều. Bọn thanh niên thấy rằng
muốn cải tạo quốc gia thì phải quét sạch những tư tưởng cổ hủ, muốn cảnh