số nho nhỏ và ở xa như miền Tứ Xuyên thì không đáng kể .
Giai đoạn thứ nhì,: huấn chính , kể tiếp liền, định trong 7 năm sẽ xong. Tới
1936, kể như đã chuẩn bị xong cả: có một bản hiến pháp lâm thời năm
1931. Năm 1936 bản đó đương sửa đổi sẵn sàng để thi hành , nhưng rồi
biến cố dồn dập .( Trung Nhật chiến tranh Thế giới chiến ) phải hoãn lại tới
năm 1948, mới bắt đầu thi hành thì Quốc dân đảng thua đảng Cộng sản,
phải chạy qua Đài Loan . Rốt cuộc ở lục địa , nó thành giấy lộn, cho nên
chúng ta chỉ cần biết đại khái rằng nó phỏng theo hiến pháp của Mỹ: vị
tổng thống cầm quyền sáu năm , hết nhiệm kỳ, có thể ứng cử và được bầu
lại một nhiệm kỳ cuối cùng, cũng sáu năm nữa.
- Dân quyền
Trong “ tam dân “ , tôi để chính sách dân tộc lại sau, ở đây hãy xét dân
quyền và dân sinh đã . Về dân quyền- tức về phương diện chính trị- tôi sẽ
vắn tắt
Trong thời huấn chính . Quốc dân đảng nắm việc chỉ huy , nghĩa là Trung
hoa theo chính sách đảng trị, cũng như Đức ,Nga Sô thời đó. Đảng với
chính quyền liên hệ chặc chẽ với nhau; có thể nói chính quyền là của đảng
nữa.
Tổ chức của Quốc dân đảng: đại hội của đại biểu toàn quốc là cơ quan tối
cao, hai năm họp một lần , giữa các kỳ đại hội, quyền hành thuộc về Trung
Ương chấp hành Ủy viên hội, bên cạnh có Giám sát Ủy viên hội.
Tổ chức của chính phủ : ở trung ương đặt một số ủy viên rồi cử lên một
người làm chủ tịch với một số ủy viên làm thưòng vụ ủy viên, ở dưới đặt ra
các bộ.
Có năm viên, tức ngũ quyền: viện Hành chánh, viện Lập pháp viện, viện
Tư pháp, viện Khảo thí( coi các kỳ thi và việc tuyển các công chức), viện
giám sát. Theo nguyên tắc , cả 5 viện đều độc lập , nhưng sự thực thì việc
hành chánh gồm tới 12 bộ ( ngoại giao, tài chánh, kinh tế, giáo dục, tư pháp
, giao thông, chiến tranh, hải quân ...) lấn cả bốn bộ kia.
Đó là ở trung ương , ở dịa phương, có tỉnh, huyện, thị xã, xã, . Huyện là
đơn vị quan trọng nhất được gần như tự trị cũng như tỉnh
Một số thị xã quan trọng như Nam Kinh, Bắc kinh, Thiên Tân, Thượng