- Tránh những trận kéo dài, làm hao mòn sức của mình.
- Phải chuẩn bị kỹ, hễ không chiến thắng thì đừng đánh.
Những đều đó không mới mẽ gì, chỉ là lương tri thôi; nhờ chịu kiên nhẫn
áp dụng thật đúng mà quân của Mao thắng được quân của Tưởng.
Nhưng dân quân không phải chỉ có mỗi nhiệm vụ chiến đấu mà thôi; khi
không cầm súng họ còn nhiệm vụ: Chính trị Giảng cho nông dân nhận định
thân phận của mình thời trước và trách nhiệm của mỗi người trong thời
này; hiểu được đường lối của đảng biết kẻ thù của đảng là ai....
Và Kinh tế giúp nông dân sản xuất, cải thiện phương pháp canh tác...
Sau năm 1949, khi hết nội chiến, chính quân đội phải làm những công trình
kiến thiết lớn: sửa đê, thuỷ lợi, xây cầu, xây đường, xây nhà máy và sản
xuất trong nhà máy nữa.
Từ năm 1950, nhất là sau chiến tranh Triều Tiên. Hồng Quân không còn là
một quân đội thật sự nhân dân nữa, từ cách tuyển lính tới cách chiến đấu,
sự kết hợp với nhân dân, không phải như "con cá trong nước" nữa. Không
phải là tự nguyện quân mà là trưng binh; có quân phục, dấu hiệu để phân
biệt cấp bậc, có khí giới tối tân như mọi quân đội của nước khác.
Theo luật 1955, đàn ông từ 18 đến 40 tuổi phải làm nghĩa vụ quân sự 3 năm
trong lục quân, 4 năm trong không quân, 5 năm trong hải quân; như vậy
mỗi năm có từ 5 tới 6 triệu người đúng tuổi trưng binh và trong thời bình,
Trung Quốc phải nuôi 15 triệu quân, nhưng thực sự thì chính phủ chỉ gọi
khoảng 1 triệu người và cả lục, không, hải quân có khoảng từ 3 tới 4 triệu
người.
Sau chiến tranh triều tiên, lục quân đã được tổ chức lại theo Nga, gồm
khoảng 2.500.000 người, giỏi chiến đấu, dai sức, quen chịu cực, can đảm,
kiên nhẫn.
Không quân Trung Hoa lớn nhất Châu Á, gồm 2500 phi cơ chiến đấu,
nhiều kiểu tối tân. Hải quân còn yếu, không đáng kể.
Nhưng lực lượng dân quân thì rất đông và mạnh; làng nào cũng có ít nhất
một đại đội (ta nên nhớ làng Trung Hoa lớn bằng một huyện, hay hơn của
ta). Toàn quốc có từ 20 đến 25 triệu dân quân. Nếu có chiến tranh thì 25
triệu quân đó thành 25 triệu lính trừ bị. Họ được học tập về chính trị.