khoảng 1.500.000 lộ quân (tức bộ binh). Mới đầu không có pháo binh, sau
chiếm được đại bác, cam nhông của Tưởng (do Mĩ viện trợ) họ mới lập
được vài đội
- Dân quân là những tổ chức địa phương (nên cũng gọi là địa phương quân)
gồm dân tình nguyện trong miền, nhiệm vụ là canh gác, giúp đở quân chính
qui, diệt các thổ hào. Họ chỉ hoạt động trong miền, tự túc; ngay cả khí giới
họ cũng phải tự xoay sở lấy.
- Quân du kích ở những miền có địch (Nhật hay Quốc Dân đảng).
Đa số giải phóng quân là người ở miền Bắc, còn Quốc Dân đảng thì đa số ở
miền Nam; mà người miền Bắc thường lực lưỡng hơn, can đảm siêng năng
hơn người miền Nam. Khí giới họ ưa nhất là lựu đạn. Những người chỉ huy
họ ít khi xuất thân từ trường võ bị, nhờ chiến đấu mà rút kinh nghiệm, rồi
chịu học hỏi thêm, nghiên cứu chiến thuật của Napoléon, Clausewitz,
Rommel, Joukov...
Chu Đức nổi tiếng nhất, được quân đội rất trọng, danh vọng uy tín ngang
với Mao Trạch Đông.
Cộng sản coi trọng chiến lược( Cách dùng địa thế, dùng người, tương quan
lực lượng giữa hai bên....)hơn chiến thuật.
Về phương diện chính trị, Mao và Chu Đức tuyên truyền mạnh để tăng
cường tinh thần của mình và tiêu hao tinh thần của địch; về phương diện
quân sự, phải làm suy giảm sức mạnh của địch; cướp được nhiều võ khí của
địch, hoặc làm cho địch đào ngũ nhiều, bắt sống rồi tuyên truyền một thời
gian, kẻ nào theo thì dùng, không theo thì thả ra, cho tiền, cho gạo nữa chứ
không cần giết, vì họ không dám mà cũng không muốn trở về với Tưởng.
Tưởng không khi nào dùng lại họ.
Vì vậy mà 80% tù binh xin được ở lại phục vụ trong đạo quân giải phóng;
họ thấy họ được nông dân không những không khinh rẽ mà còn săn sóc như
con, em. Thuật tuyên truyền của cộng thật tuyệt, họ rất hiểu tâm lý dân.
Đó là chiến lược. Về chiến thuật thì cộng sản thay đổi nhiều lần cho thích
hợp với khí giới họ có. Họ nghiên cứu cách sử dụng dao găm. Khi địch
dùng đại bác, chiến xa, phi cơ thì dao găm không thể chống được địch,
nhưng thế nào cũng có lúc địch đi lùng bố trong làng xóm, hoặc lúc hai bên