Nhật, ông đại diện cho Cộng (tựa như sứ thần của Cộng) ở Nam Kinh, Hán
Khẩu, Trùng Khánh bên cạnh Tưởng Giới Thạch. Chu học rộng, sáng suốt,
luôn có thái độ đàng hoàng, nhã nhặn theo Vladi_mirov, ông tuy có chủ
trương khác Mao, nhưng mềm mỏng, trung thành với Mao, được Mao tin
giữ chức bộ trưởng ngoại giao - có thời làm thủ tướng- cho tới khi chết,
không ai thay ông được. Ông được nhiều người quý mến.
(1)André Malraux trong cuốn La Condition humaine đã dùng Chu Ân Lai
và cuộc đời của Chu để xây dựng nhân vật Kyo.
- Lưu Thiếu Kỳ làm phó chủ tịch Bộ Chính trị trung ương của Đảng. Gầy,
ăn nói kém, nhưng viết văn hay, cô đọng, mạnh mẽ. Cũng sinh ở Hồ Nam
như Mao, học ở Moscou vô đảng năm 1922, hoạt động ở Giang Tây nhưng
không dự cuộc Trường hành, mà ở lại hoạt động ngầm tại Bắc Kinh và các
thị trấn Hoa Bắc. Năm 1935 tổ chức cuộc bạo động của sinh viên đòi
Tưởng phải chống Nhật. Năm 1937 điều khiển Hội lao động toàn quốc. Sau
làm tham mưu trưởng trong Tân đệ tứ lộ quân. Được bầu vô Ủy ban Chính
trị thường trực trung ương Đảng; lãnh trách nhiệm rất quan trọng là vạch
đường lối, thảo lý thuyết cho Đảng. Trong Bộ Chính trị, ông là người biết
rõ nhất về Trung Hoa.
- Lâm Bưu. "Vô địch tướng quân" sinh năm 1907 ở Hồ Bắc. Ở trường
Hoàng Phố ra, năm 1927 dự cuộc khởi nghĩa ở Nam Xương; năm 1935
theo cuộc Trường hành; có công đầu trong cuộc nội chiến, từ đầu cho tới
cuối, từ Mãn Châu tới Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam(1946-1949), có
tham vọng, tư cách kém.
- Bành Đức Hoài cũng tổ chức du kích quân ở Hồ Nam-Giang Tây, rồi theo
cuộc Trường hành; đa tài, tư cách cao, uy danh chỉ hơn kém Mao và Chu
Đức. Sống giản dị, không ham chức tước, quyền hành, thời nào cũng gần
gũi với đại chúng, do đó hiểu được nỗi lầm than, nghe được những lời ta
thán của nông dân trong vụ "nhảy vọt", dám nói thẳng với Mao, bị Mao
ghét.
- Trần Nghị sinh năm 1901 ở Tứ Xuyên trong một gia đình quan liêu, năm
1919 qua Pháp theo nhóm sinh viên làm thợ, tổ chức một phân bộ Cộng sản
ở Pháp năm 1921 bị trục xuất vì tổ chức vụ sinh viên Trung Hoa biểu tình ở