Lyon. Năm 1923 vô Đảng, năm 1930 diệt nhóm chống đối Mao, đưa Mao
lên làm lãnh tụ. Trong cuộc trường hành, chiến đấu rất hăng. Năm 1941 chỉ
huy Tân đệ tứ lộ quân, trong nội chiến năm 1947-1948 được phong làm
thống chế. Năm 1958 làm Bộ trưởng ngoại giao nhưng thiếu kinh nghiệm.
Trong cuộc cách mạng văn hoá, bị hồng vệ binh hỏi tội, mất chức bộ
trưởng nhưng vẫn còn là uỷ viên trung ương Đảng. Rất được Chu Ân Lai
tin.
So sánh nhóm thân thích của Tưởng với nhóm đồng chí của Mao, chúng ta
thấy hai bên trái ngược hẳn nhau về tư cách, đời sống. Nhóm Mao là những
chiến sĩ gan dạ được cách mạng tôi luyện, nằm gai nếm mật với nhau (mặc
dù vậy, sau này họ cũng tìm cách thủ tiêu nhau). Trong nhóm thiếu nhà
khoa học, nhà kỹ thuật, không thích hợp với thời phát triển kinh tế.
Quân đội
Sức mạnh của Cộng sản là quân đội. Lính của Tưởng bị khinh rẽ, ngược đãi
một số lớn vì đói rách phải cướp bóc như 100.000 quân Lư Hán ở Vân Nam
mà năm 1945 Tưởng cho qua Bắc Việt để giải giới Nhật thật sự là để Việt
Nam nuôi chúng mà chúng không làm loạn. Chúng bắt buộc phải nhập ngũ,
không được huấn luyện, không có một lí tưởng gì cả, mà hạng chỉ huy
chúng nhất là bọn quân phiệt, thiếu tư cách, tàn nhẫn, nên ngay từ đầu
Tưởng ra lệnh phải tôn trọng tài sản của nhân dân, chúng cũng không theo.
"Người ta không coi trọng họ là con người thì họ cũng không hành động
như con người".
Trái lại, quân của Mao từ nhân dân mà ra, được Đảng tiêm một lý tưởng
cao cả: Giải phóng nhân dân khỏi cái ách phong kiến và đế quốc, được
đảng dạy cho cách cư xử với nhân dân-cha mẹ, chị em, anh em của họ-chỉ
giúp đỡ nhân dân (cày ruộng, gặt lúa, tát nước, cất nhà....) chứ không lấy
của nhân dân một chút gì, dù là một sợi chỉ, một trái cây, cho nên họ có tư
cách, được nhân dân quý mến. Đúng như khẩu hiệu của Chu Đức: "Quân
đội ở trong nhân dân phải như cá ở trong nước". Họ chịu cực khổ nhưng
không đói (Hồi ở Diên An mỗi ngày họ được nữa kí lô kê)
Quân đội của Mao chia làm ba dạng
-Quân chính quy năm 1945 được khoảng 300.000 cuối năm 1948 được