quốc (1971)
Đồng thời với công việc phá huỷ đó, Mao bắt thị dân phải về nông thôn,
sống vời nông dân, làm việc với nông dân. Thật là một phong trào di cư vĩ
đại. Ở Thiên Tân, hơn 40.000 học sinh trung học và trên 10.000 sinh viên
đại học về nông thôn. Nhưng tỉnh Giang Tây mới đáng làm kiểu mẫu: trên
720.000 người (130.000 cán bộ, giáo viên, y sĩ) về nông thôn chia làm
12.000 đội sản xuất như nông dân. Các nhân viên hành chánh giảm xuống
chỉ còn 1/5, còn 4/5 về nông thôn. Chỉ khổ cho các công xã nhân dân phải
nuôi họ, kiếm chỗ ở, việc làm cho họ.
Các nhà bác học may mắn hơn còn được tiếp tục khảo cứu, nhưng không
được ở thị trấn, gần thư viện, trong các “la bô” (phòng thí nghiệm) nữa,
cũng phải về đồng ruộng hoặc vào các xưởng xem nông dân, thợ thuyền
cần gì thì cũng phải tìm tòi cùng họ về cái đó.
Giáo sư đại học phải đi hốt phân, đổ vào một xe “bù ệt” (xe một bánh) đẩy
đi. Quách Mạt Nhược bảo: “văn minh phát từ phân mà ra, từ khi bọn du
mục biết rằng phân cừu, phân ngựa của họ chôn xuống đất làm cho cây cỏ
tốt tươi”. Họ Quách bác học và thông minh thật.
Các giáo sư chở phân ra ruộng, đổ phân xuống ruộng, rồi dùng hai bàn tay
nhồi đất cho thật đều, thật nhuyễn, để có sự hoà hợp mật thiết giữa đất và
phân thì kết quả mới tốt. Có nơi còn tổ chức một cuộc tiếp đón linh đình,
đủ kèn, trống, cờ, biểu ngữ (không hiểu có múa lân không) để đón một
ngàn xe “bù ệt” phân tới.
Có hốt phân thì mới là “hồng” cả “chuyên” nữa chứ và phải làm sao cho tụi
trí thức “thấy sung sướng rằng mình không còn là trí thức nữa”, thì cách
mạng mới thành công (A Peyrefitte trích dẫn).
Chính Chu Ân Lai làm gương. Tôi đã thấy một tấm hình, không nhớ ở sách
báo nào chụp Chu đẩy một chiếc xe bò chở đồ. Mặt ông bình tĩnh nhưng
không tươi cười như khi ông tiếp khách ngoại quốc. Đúng là truyền thống
từ đời Chu: thời xưa, đầu năm thiên tử ra ruộng, cày một luống để mở đầu
công việc đồng áng cho dân; bây giờ đại thần (Chu) thay thiên tử (Mao);
chỉ khác có thế thôi.
Mục đích của Mao là nghiền các giai cấp, trộn lộn làm một chỉ còn một