được 16.000 cam nhông.
Họ ráng đóng tàu chạy trên sông và trên biển, chưa được bao nhiêu.
Ngành hàng không chưa lấy lại được mức năm 1949.
c. Ngoại thương
Thụt lùi nặng. Xuất cảng năm 1959 được 2.230 triệu Mỹ kim, năm 1962
còn 1.510 triệu, năm 1964: 1.670 triệu. Nhập cảng cũng vậy, năm 1959:
2.065 triệu, năm 1962 còn 1.160 triệu, năm 1964: 1.335 triệu.
Trung Hoa giao dịch với Tây phương mỗi ngày một tăng, với khối chủ
nghĩa xã hội mỗi ngày một giảm.
b. Các công trình lớn
Cùng việc đầu tiên là chống lụt, Trung Hoa có 2.400.000.000 mẫu (mỗi
mẫu vào khoảng 750 thước vuông) có thể trồng trọt được, mà chỉ có
1.470.000.000 (non 2/3) đã thành ruộng. Cần nhiều công trình thuỷ lợi cần
khai thác những chỗ còn bỏ hoang.
Công trình thuỷ lợi lớn nhất là cánh đồng sông Hoài. Năm 1949, miền đó
bị lụt lớn, cả triệu dân đói nên chính quyền bắt tay vào liền, huy động bốn
triệu dân đắp đê, đào kinh, khai thông khắp miền bị lụt. Vậy là từ năm
1955 đến nay cứu được cả triệu dân khỏi bị nạn. Phải đắp ba cái đập ngăn
nước từ các sông nhỏ chảy vào, tạo mười cái hồ lớn giữa nước vét lòng
sông... đáng kể là một công trình vào hàng lớn trên thế giới.
Sông Hoàng Hà là cái hoạ từ thời thượng cổ của dân tộc Trung Hoa. Mấy
ngàn năm trước đã có vài ông vua nghĩ cách vét sông mà không đắp đê
nữa. Vì đắp đê mà không vét sông thì mỗi ngày lòng sông dân cao lên, cao
hơn mực đất trong đồng, có chỗ (Sơn Đông) tới bảy thước hễ vỡ một khúc
đê nào là tai hại cho dân không sao kể xiết, hơn nữa dòng sông thay đổi
theo một hướng khác. Từ khi có sử tới bây giờ nó đã đổi dòng tới 24 lần,
khi thì đổ vào Bột Hải như ngày nay khi thì chảy về phía Nam, đổ vào
Hoàng Hải như năm 1954. Trung bình cứ 10 năm vỡ đê bốn lần, mà mỗi
lần vỡ đê là hàng triệu người chết.
Mao Trạch Đông quyết tâm chế ngự nó. Ông tính từ năm 1957 đến cuối thế
kỷ xây 46 cái đập từ thượng lưu tới hạ lưu thành một cầu thang cao 850
mét, dài 3.600 cây số, xây cất nhiều cửa nước để thuyền, tàu đi lại được (vì