SỬ TRUNG QUỐC - Trang 554

mùa khô lòng sông cạn, không chở được thuyền). Đến lúc đó thì một cánh
đồng hoàng thổ rộng bằng một nửa nước Pháp sẽ không bị lụt nữa, rất phì
nhiêu. Có người đã bảo “nếu chính quyền nước cộng hoà dân chủ chỉ làm
được bấy nhiêu thôi thì cả dân tộc Trung Hoa sẽ mang ơn hàng ngàn năm
sau rồi”. Nhưng các nhà chuyên môn cho rằng công trình đó khó mang lại
kết quả như ý mà rất tốn kém. Hoàng Hà là con sông có nhiều phù sa nhất
thế giới (trung bình 1.600 triệu tấn mỗi năm). Phải làm nhiều công trình
kiến trúc đào đất, đào hầm, đào kinh trong núi để tháo nước trong các hồ
chứa nước phía trên các đập cho thật mau, nếu không thì phù sa sẽ lắng
xuống, chỉ một hai chục năm là đập không dùng được nữa.
Nay Mao Trạch Đông đã chết công trình đó sẽ được tiếp tục hay không?
Miền sông Dương tử cũng được sửa chữa lại đê, đào thêm kinh, đưa nước
vô ruộng.
Muốn giảm nước lũ thì phải trồng lại rừng. Cộng sản tính trồng lại bốn
khu rừng ở Đông Bắc và miền Trung. Có khu ài 1.100 cây số, rộng 300 cây
số. Dọc bờ sông Hoàng Hải cũng sẽ trồng 600 cây số rừng để ngăn bão.
Kinh Hồng Kỳ. Để đưa nước vô miền Linhsien (1), (Vụ đào kinh này tôi chỉ
thấy Simon Leys kể trong cuốn Ombres Chinoises xuất bản năm 1975. Các
cuốn khác không nói tới. Không biết công trình đó đã thực hiện xong chưa)
người ta bắt một con sông phải đổi dòng, chui qua một dãy núi rồi chảy
vào lòng sông nhân tạo đục và xây ở sườn núi. Công việc hoàn toàn bằng
tay người dân trong miền, không dùng máy móc cũng không nhờ tới kỹ sư.
Người ta tính phải dùng cả trăm triệu dân làm trong mười năm để đào
được 1.500 cây số kinh, phá núi, đồi, xây 134 đường hầm, 150 cống nước,
chuyển 16 triệu thước khối đất và đá. Có thể dùng máy nhưng Mao không
muốn. Các du khách ngoại quốc tới coi đều ngạc nhiên, cho là Mao điên,
không hiểu rằng ông muốn hậu thế nhớ bài học của ông: hễ có tinh thần tin
tưởng, cương quyết thì không công việc gì loài người không làm được. Bài
học đó chính là bài học Ngu Công dời núi của Trung Hoa thời xưa, bài học
của Tần Thuỷ Hoàng, của các pharaon (vua) thời cổ đại Ai Cập.
Cầu Nam Kinh
Con đường xe lửa từ Bắc xuống Nam, tới sông Dương Tử vẫn phải đứt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.