da đen ở Bắc Kinh càng thấy rõ tình trạng đó), không giúp đỡ được nhiều,
không rộng rãi như thực dân da trắng, nên đâm chán họ.
Thất bại ở Châu Phi, Trung Hoa qua Châu Mỹ la tinh: Haiti, Paraguay,
Guatemala, Salvador, Honduras, Uruguay, Colombie, Argentine,.. ở các
nước đó, họ không tuyên truyền chính trị, chỉ lo thương mại nhưng cũng
không thành công, mặc dầu ở vài nơi, có sẵn một số Hoa Kiều từ vài ba
ngàn tới 50.000 (Perou).
Chỉ có CuBa từ thời Fidel Castrol cầm quyền là thân thiện với Trung Hoa,
hai bên trao đổi đại sứ với nhau, thương thảo lập đường điện tín trực tiếp
từ Thượng Hải đến Havana. Sở dĩ được vậy vì Cu Ba cũng là một nước
cộng sản ghét Mỹ. Nhưng hiện nay Trung Hoa thân thiện với Mỹ mà Cu Ba
thân thiện với Nga thì tình hình Cu Ba – Trung Hoa ra sao?
Xích mích Nga – Hoa
Đọc những trang trên chúng ta đã thấy Trung Hoa và Nga có nhiều lý do
để xích mích với nhau, ngay từ thời Staline
1. Xích mích về đường lối
Staline theo đúng học thuyết Marx, dùng thợ thuyền để làm cách mạng.
Mao Trạch Đông cho như vậy không hợp với hoàn cảnh Trung Hoa, một
nước nông nghiệp, chưa có kỹ nghệ, lực lượng thợ thuyền rất yếu nên ông
phải dựa vào nông dân làm cách mạng và ông thành công. Thực ra cuộc
cách mạng của Trung Hoa chủ yếu là để diệt phong và phản đế, cũng như
cuộc cách mạng Việt Nam. Công là của toàn dân, mà nông dân đông nhất,
tới đại đa số vì ái quốc mà theo Mao chứ không vì học thuyết Marx. Khi
thành công rồi, Mao mới chuyển nó thành cách mạng xã hội, sau một giai
đoạn quá độ rất ngắn: 3 năm giai đoạn Tân Dân chủ (1949-1952). Vì công
của thợ thuyền rất nhỏ nên đã xảy ra vụ ngược đời này: trong một làng nọ,
các bần nông xử 26 người cộng sản và khai trừ 4 tên. Nhưng nông dân vẫn
còn tinh thần tư hữu, không ưa chế độ tập thể, nên Đảng phải dạy chính trị
cho họ hoài, chỉnh phong cho họ thường.
Staline chê Mao Trạch Đông là theo cơ hội chủ nghĩa, Mao chê lại Staline
là theo giáo điều chủ nghĩa; và ngày nay ai cũng nhận ra rằng đường lối
của Mao rất hợp với các xứ thuộc địa muốn giành lại độc lập, rằng Mao đã