Nhật không mạnh nên Mao không thành công. Gần đây, Mỹ và Hoa thân
thiện với nhau, Nhật theo Mỹ nên cũng thân thiện với Trung Hoa của Đặng
Tiểu Bình, (có màu sắc tư bản một phần rồi), nhưng hai bên chưa hợp tác
chặt chẽ. Nhật chỉ lo phát triển kinh tế thôi, có lợi thì họ giúp mà hiện chưa
thấy có lợi gì nhiều. Trung Hoa hứa cung cấp dầu lửa cho họ nhưng không
giữ được lời vì sản xuất còn ít.
Tây Tạng.
Năm 1954, Ấn và Hoa thân thiện với nhau, ký một hiệp ước thương mại và
văn hoá về Tây Tạng. Ấn nhận Tây Tạng thuộc Trung Hoa và bỏ hết quyền
của Anh ở Tây Tạng mà Ấn tự cho là được thừa hưởng. Vậy là Ấn nhượng
bộ nhiều và Trung Hoa làm chủ lại ở Tây Tạng, cải tạo xã hội để chuyển
lần qua xã hội chủ nghĩa. Nhưng năm 1959, dân Tây Tạng nổi lên ở Lhasa,
Mao đàn áp dữ dội, Đại Lai Lạt Ma chạy trốn qua Ấn
Năm 1962, Trung Hoa chiếm miền Tây Tây Tạng mà Ấn bảo của Ấn, Hoa
bảo của Hoa, biên giới miền đó khó định được rõ. Sự thực thì Tây Tạng,
dân chúng về chủng tộc Hoa hơn gần Ấn, đất đai cũng vậy, mà về tôn giáo,
tinh thần thì rõ ràng là chịu ảnh hưởng đậm của Ấn.
Trung Hoa tiến tới Assam, Ấn hoảng hốt, chống cự, la lớn, cả thế giới chú ý
tới, phe thì bênh Ấn, phe thì bênh Hoa. Trung Hoa nhượng bộ vội rút quân
về. Từ đó hai bên cãi cọ nhau trên một chục năm, chẳng đưa tới đâu. Rồi
nó chìm lần, người ta quên đi. Miếng đất đó hoang vu, gần như không có
dân, không đáng cho họ tranh nhau.
Mãn Châu
Năm 1950, Mao nhận Mãn Châu thuộc Trung Hoa và con sông Hắc Long
Giang ở phía bắc làm biên giới giữa Nga – Hoa. Hai nước tính hợp tác để
làm các công trình thuỷ lợi, tránh lụt cho các miền hai bên bờ. Nhưng từ
khi hai nước hục hặc nhau thì cả hai bên cùng đem quân đóng hai bên bờ
nhòm ngó nhau, thỉnh thoảng nã súng sang nhau, cũng như ở biên giới Bắc
Việt nam hiện nay.
Ngoại Mông
Từ thời Nga hàng năm 1913, Nga đã viện cớ Mông Cổ loạn lạc, đem quân
lại dẹp, cho Mông Cổ tự trị, nhưng cắt ra một phần gọi là Ngoại Mông do