năm.
Các trường kỹ thuật tăng lên ít hơn; năm 1952-1953:636.000 học sinh,
năm 1957-1958 (5 năm sau): 785.000 học sinh.
Chính phủ cộng sản tiếp tục công việc của quốc dân đảng, thử dùng mẫu tự
la tinh để thống nhất cách phát âm các chữ theo giọng Bắc Kinh, bắt toàn
quốc phải dùng cách đó, đem dạy ở các trường tiểu học, kết quả chưa đáng
mừng vì còn gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác chính phủ cũng giản dị hoá lối viết (tức như viết tắt) của một
ngàn chữ nhiều nét quá.
Không kể thời nhảy vọt và công xã nhân dân, nông dân, thợ thuyền phải
làm việc quá sức, có lòng oán chính phủ, còn những thời bình thường thì
đời sống của họ được đảm bảo hơn thời quốc dân đảng. Năm nào mất mùa
thì họ cũng đói nhưng chắc không chế nhiều như xưa. Mỗi năm họ cũng
bán được cho một ít vài lanh màu xanh lam, toàn dân dùng một màu đó.
Rất ít thịt, cá nhưng gần có đủ gạo để ăn với cải bẹ mà họ trồng khắp nơi,
mỗi năm bốn mùa. Cũng như ở nước ta, sự phát gạo đáng gọi là công
bằng: người lao động nặng thì được 20kg mỗi tháng, người làm việc trí óc
được ít hơn, người không còn sức lao động thì ít hơn nữa. Trung bình thì
mỗi người cũng được 2000Kcal thực phẩm mỗi ngày (ở phương tây, phải
3000-3500Kcal).
Hạng cán bộ đảng viên được ưu đãi. Một cán bộ đảng viên trong nhà máy,
vợ làm hợp tác xã, có mẹ già, hai con được một căn nhà gần đầy đủ tiện
nghi tối thiểu: bếp, cầu tiêu, có đèn điện, máy thu thanh, thỉnh thoảng được
phát sữa, thịt... như vậy là tiến bộ hơn thời trước.
Cũng có cảnh chợ trời như ở Nga thời trước, ở nước ta bây giờ, nhưng đa
số là trẻ em đứng bán vì không bị cảnh sát đánh đập, bắt bớ, chỉ xua đuổi
đi thôi. Cảnh sát đi thì chúng lại quay lại.
Những nạn hối lộ, cho vay nặng lãi, nợ đời cha tới đời con, nhất là tệ
nghiện thuốc phiện nếu chưa triệt được hẳn thì cũng giảm nhiều rồi. Xã hội
lành mạn hơn, rất ít người thất nghiệp, ở không.
Con cái họ được nâng đỡ, học tới trung học, đại học nếu đủ tư cách, mặc
dù trong khi học có hồi phải chịu nhiều thiếu thốn. Có trường hợp sinh viên