niệm chú ‘Án Ma Ni Bat Mê Hồng’, như người Tây Tạng hay thầm đọc
mật chú đại bi này của chư Phật thương xót loài hữu tình. Ông nói với
người hàng xóm thường than thở thay ông: ‘Bạn thân mến, than thở làm
gì... Bạn biết không, cái đến, cái đi đối với tôi, tôi đều thầm cảm tạ cả. Cứ
đợi đi ta sẽ thấy’.
Chỉ vài ngày sau, con ngựa bỗng quay trở về như một phép lạ. Và cùng với
nó có hai con ngựa hoang đẹp tuyệt. Ông lão và đứa con trai bắt đầu sắm
sửa đai cương cho ngựa. Hàng xóm mừng rỡ đến vỗ vai chia vui. Ông lão
lại quay bánh xe và nói: ‘tôi hết lòng cảm tạ sự may mắn này, nhưng ai biết
đâu, đợi đấy. Ta sẽ thấy’.
Vài tuần sau, đứa con trai cưỡi ngựa hoang bị té gẫy chân. Hàng xóm mang
đứa con về, than khóc cho sự rủi ro này, đứa con không làm việc được nữa.
Ông lão ngồi im lặng thì thầm trước giường con, nhưng không hề than thở.
‘Cảm tạ đức Quan Thế Âm, dù sao con tôi cũng còn ở bên tôi. Hãy đợi
xem’.
Không đầy một tuần trăng sau, lính tráng nhà vua đi lùng sục bắt thanh niên
nhập ngũ để chiến đấu chống quốc vương láng giềng. Chỉ đứa con nằm liệt
giường kia mới khỏi bị kêu đi. Hàng xóm vui mừng cho ông, vì ông là
người duy nhất còn có con trai bên mình. Ông lão mỉm cười, đặt bàn tay
nhăn nheo lên đốt chân gãy của đứa con, đưa mắt nhìn ba con ngựa đang
gặm cỏ ngoài đồng. Ông lão hát bài kệ tặng con:
“Cuộc đời mãi quay nhanh,
Lên xuống như bánh xe nước.
Thân này đã hiện hữu bao lần, quay tròn vô tận,
Thân này đã lấy hàng ngàn dạng hình khác nhau
Mỗi loại dạng hình lại huỷ hoại, lại hình thành
Như đất sét ướt thành hình trên bánh xe người thợ gốm
Cái thấp sẽ lên cao, cái cao lại xuống thấp,
Rồi một ngày-cứ đợi đi,
Cái tối tăm sẽ sáng tỏ; người lắm của
Sẽ mất gia sản; mọi hình thái sẽ thay đổi,
Trong trò nhảy múa vô tận của hai mặt nhị nguyên.