Tương tự, thứ duy nhất có thể dự đoán được trên thị trường chứng khoán
chính là sự xuất hiện của hàng loạt bình luận có tính xét lại sau ngày thị
trường có biến động khác thường – tăng hoặc giảm điểm – bất kể nguyên
nhân thực tế là gì. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân, các khuynh
hướng nhận thức sẽ dựng lên đủ loại nguyên nhân có vẻ hợp lý. Trong thời
gian tôi viết cuốn sách này, cổ phiếu của Google, như vẫn thường thấy, đã
có vài phiên giảm điểm rồi lại bật ngược trở lại. Nếu giá cổ phiếu này tăng
mạnh sau một bản báo cáo tài chính quý khả quan, các chuyên gia tài chính
sáng thứ hai sẽ tuyên bố đây là phần thưởng của các nhà đầu tư dành cho
thành công Google đạt được. Nhưng đến quý sau, dù báo cáo tài chính còn
ngoạn mục hơn quý trước, giá cổ phiếu Google đã giảm hơn 40 đô-la chỉ
trong vài ngày. Nguyên nhân sau hẳn là điều các chuyên gia phân tích
chứng khoán sẽ lý giải: các nhà đầu tư trừng phạt Google vì doanh thu hãng
này tăng thêm trong quý không giống hệt dự đoán của giới phân tích.
Chúng ta nối các điểm trong thế giới phức tạp, hỗn loạn này để tạo nên các
hình ảnh, dựa trên những mối liên hệ tưởng chừng như chúng ta đã tìm thấy.
Nhưng các quy luật có tồn tại hay không là vấn đề hoàn toàn khác. Tuy vậy,
trong kinh tế học tân cổ điển, giả thuyết cho rằng dù câu chuyện có u ám
đến đâu, các dữ liệu cũng không bao giờ nói dối. Những gì các nhà kinh tế
cố gắng gạt đi trước khi có các công trình của Tversky và Kahneman cho
thấy chúng ta thường áp đặt từ trước ý nghĩa của số liệu và não bộ tiến hóa
của chúng ta để lý giải một thế giới không mấy tương đồng với khối lượng
thông tin khổng lồ và lộn xộn trên thị trường hiện đại.
***
Bạn có hai túi chứa những viên đá hoa cương đỏ và trắng. Một túi gồm hai
phần ba đá đỏ và một phần ba đá trắng, túi kia gồm hai phần ba đá trắng và
một phần ba đá đỏ. Nhiệm vụ của bạn là phải xác định xem túi nào chứa
nhiều đá đỏ hơn và túi nào chứa nhiều đá trắng hơn. Bạn được phép nhặt ra
năm viên đá từ túi thứ nhất và ba mươi viên đá từ túi thứ hai. Ở túi thứ nhất