bạn đếm được bốn viên đá đỏ và một viên đá trắng, ở túi thứ hai bạn đếm
được hai mươi viên đá đỏ và mười viên đá trắng. Theo bạn túi nào chứa
nhiều đá đỏ hơn? Đa số mọi người sẽ chọn túi thứ nhất vì 4/5 tương đương
với 80%, trong khi 20/30 chỉ bằng 66%. Nhưng về mặt thống kê, túi thứ hai
mới là lựa chọn hợp lý vì kích thước mẫu lớn hơn có khả năng đại diện cho
tổng thể số viên đá đỏ tốt hơn.
Đây chính là quy luật số nhỏ – chúng ta thường nhầm tưởng những mẫu
nhỏ có tính đại diện cho tổng thể lớn hơn. Các nhà đầu tư thường xuyên
mắc sai lầm dạng này khi cho rằng sự tăng hay giảm giá cổ phiếu trong
ngắn hạn là có ý nghĩa sâu xa và vì thế coi đó là động cơ mua bán. Cách
tiếp cận khôn ngoan và phi trực giác hơn là vẽ biểu đồ xu hướng để thấy
các đường biểu diễn đồ thị tăng giảm từng ngày chỉ là một phần xu hướng
lên hoặc xuống. Giống như nhiệt độ toàn cầu, chúng tăng và giảm hàng
ngày, do đó việc đưa ra quyết định dựa trên số lượng dữ liệu nhỏ là điều
không khôn ngoan.
Tương ứng với quy luật số nhỏ, nếu số liệu của bạn đủ lớn, khi đó một mẫu
ngẫu nhiên có tính đại diện rút ra từ đó sẽ giúp bạn nhận thức được bản chất
thực sự của hiện tượng. Trong khoa học, nếu bạn lặp đi lặp lại một thí
nghiệm, các xác suất quan sát được sẽ tiệm cận xác suất thực tế (hay xác
suất chuẩn). Đây là một ý nghĩa của quy luật số lớn, nhưng còn có một ý
nghĩa khác tôi thấy rất hữu ích trong việc lý giải sự xuất hiện của các hiện
tượng kỳ lạ, nghĩa là với lượng số liệu đủ lớn, sẽ có xác suất xảy ra những
điều dị thường. Các hiện tượng được coi là ít có khả năng xảy ra nhất sẽ
xảy ra nếu đủ cơ hội. Các sự việc có xác suất một phần triệu xảy ra ba trăm
lần mỗi ngày ở Mỹ. Với ba trăm triệu người Mỹ ngược xuôi lo công việc
hàng ngày, tất yếu mỗi tối bản tin trên truyền hình sẽ lại kể về một câu
chuyện kỳ lạ xảy ra với ai đó ở đâu đó.
Trong nền kinh tế hiện đại vô cùng phức tạp, nơi diễn ra quá trình sản xuất,
phân phối và mua bán hàng tỷ sản phẩm giữa hàng tỷ người với nhau,