họp, miêu tả thái độ tiếp nhận của giới khoa học với học thuyết này
(Darwin thường không tham dự những sự kiện như vậy vì lý do sức khỏe
yếu và bận bịu gia đình). Darwin đã trả lời Fawcett, giải thích mối quan hệ
khăng khít giữa lý thuyết và thực tiễn:
Khoảng ba mươi năm trước, có nhiều tranh luận cho rằng các nhà địa chất
chỉ được phép quan sát chứ không phát triển thành lý thuyết, và tôi nhớ rõ
có người đã nói cứ đà này thì con người chỉ có cách xuống mồ đếm cát sỏi
và mô tả màu sắc của chúng. Thật kỳ lạ nếu ai đó không thấy bất cứ quan
sát nào cũng phải nhằm ủng hộ hoặc phản biện một quan điểm nào đó, nếu
muốn nó có ích.
Tôi đã dùng câu nói này để minh họa trong bài báo đầu tiên viết cho cho tạp
chí Scientific American, trong đó tôi phát triển nó thành một nguyên tắc
mang tên Châm ngôn của Darwin, thể hiện ở ý sau cùng: bất cứ quan sát
nào cũng phải nhằm ủng hộ hoặc phản biện một quan điểm nào đó, nếu
muốn nó có ích.
Châm ngôn của Darwin trở thành triết lý khoa học của cuốn sách này: nếu
muốn các quan sát trở nên hữu ích, chúng phải được kiểm chứng trước một
quan điểm nào đó – luận đề, mô hình, giả thuyết hay kiểu mẫu. Các sự kiện
không thể tự phát ngôn nên chúng cần được giải mã qua lăng kính ý tưởng,
vì nhận thức dựa trên quan niệm.
Khoa học là sự kết hợp tuyệt vời giữa số liệu và lý thuyết – giữa nhận thức
và quan niệm – chúng cùng nhau tạo thành nền tảng vững chắc của khoa
học, công cụ mạnh nhất con người tạo ra nhằm tìm hiểu sự vận hành của thế
giới. Nếu không còn tách rời lý thuyết, quan niệm với số liệu, nhận thức
chúng ta sẽ đạt đến cách nhìn nhận khách quan của Archimede – nhìn bằng
đôi mắt của Chúa – về bản thân và thế giới.
Trong cuốn sách này tôi sẽ phản bác một quan điểm đáng mỉa mai cho rằng
Darwin và học thuyết của ông không có chỗ đứng trong lĩnh vực khoa học