vật đâu cần phản ứng với cơ chế thứ hai? Tại sao không chỉ nhấn vào thanh
gây tác động nhiều nhất?
Nhưng nếu cứ chọn đi chọn lại một phương án, mọi thứ sẽ dần trở nên
nhàm chán. Giống như chúng ta quên mất chiếc nhẫn luôn ở trên ngón tay
mình, giác quan của chúng ta sẽ quen dần với các kích thích giống nhau. Để
phá vỡ tâm lý thói quen, chúng ta phải phá vỡ khuôn mẫu của phương án.
Việc thay đổi phương án sẽ điều chỉnh bộ não để nó phải chú ý tới các kích
thích đã quen thuộc từ trước, nhờ đó khiến sinh vật phản ứng ở tần suất
tương đương với mức độ vui thích các phương án mang lại. Thịt bò rất
ngon nhưng không thể tối nào cũng ăn. Đôi khi chúng ta nên ăn một chút
mì sợi để thay đổi khẩu vị và lấy lại cảm giác thèm thịt bò.
Tuy nhiên, các lựa chọn trong thực tế luôn phức tạp hơn trong phòng thí
nghiệm rất nhiều. Trong hai năm thí nghiệm với chuột, tôi muốn biết liệu
quy luật phù hợp có áp dụng được với cường độ và chất lượng của tác nhân
củng cố. Ở thí nghiệm thứ nhất, tôi kiểm nghiệm cường độ của tác nhân
bằng cách cho lũ chuột lựa chọn giữa dung dịch đường mía 8% và 32%
theo cơ chế VI chuẩn, còn ở thí nghiệm thứ hai, tôi kiểm nghiệm chất lượng
của tác nhân bằng cách cho chúng lựa chọn giữa dung dịch đường mía 8%
và hỗn hợp 8% đường mía pha với 4% muối theo cùng một cơ chế VI.
Nhằm đảm bảo tính khoa học khách quan, tôi đã đánh số lũ chuột từ 1 đến
8, song cũng phải thú nhận rằng tôi đặt tên chúng theo đội hình xuất phát
của đội bóng rổ Los Angeles Dodgers năm đó. Vì lý do nào đó, chú chuột
nhỏ Dusty Baker cực kỳ ngang bướng. Nếu nhét cục tẩy ở đầu bút chì vào
trong lồng, nó sẽ cắn nát ngay lập tức.
Trong cả hai thí nghiệm, tôi đều thấy hiệu ứng chưa phù hợp vì mức độ
phản ứng của lũ chuột với cơ chế có tỷ lệ tác động cao không lớn như dự
đoán của quy luật phù hợp khi cường độ và chất lượng của các tác nhân gia
tăng. Nghĩa là, càng thêm nhiều biến vào lựa chọn, quyết định sẽ càng phức
tạp hơn và hành vi càng khó dự đoán hơn. Đó không phải là một phát hiện