những hiểu biết về gene, chúng ta nên thay đổi thói quen đổ mọi tội lỗi cho
môi trường sống và nhận thức được sự tác động của yếu tố di truyền, cho dù
nó không chi phối tất cả.
Nguyên nhân khiến chúng ta hạnh phúc hoặc không hạnh phúc dường như
có liên quan tới những thứ người khác có và không dựa hoàn toàn vào một
tiêu chí nào. Điều này rất có ý nghĩa khi nhìn từ góc độ kinh tế học tiến hóa.
Vào thời đồ đá, chúng ta tiến hóa từ những cộng đồng kinh tế nhỏ và tương
đối bình đẳng, nơi hạnh phúc không thể có được thông qua tích lũy tài sản.
Lý do là có quá ít tài sản để tích lũy và có những áp lực xã hội buộc phân
phối lại các tài sản dồn về phía một cá nhân hoặc một gia đình. Trong Miền
Lưng chừng của kinh tế học trực giác, các giác quan và nhận thức của
chúng ta được cài đặt để đưa ra các đánh giá ngắn hạn, so sánh trực tiếp và
xếp hạng xã hội tương đối. Ít ai quan tâm các thế hệ trước đã sống ra sao, và
tổ tiên thời đồ đá của chúng ta lại càng không biết gì về điều này. Cái chúng
ta quan tâm là tại đây, vào thời điểm này những người chung quanh có thứ
gì so với chúng ta.
Gạt vấn đề di truyền qua một bên, chúng ta hãy khám phá Thuyết tương đối
của hạnh phúc.
***
Bạn muốn có 50.000 đô-la mỗi năm trong khi người khác chỉ có 25.000 đô-
la hay muốn có 100.000 đô-la trong khi người khác có 250.000 đô-la, giả
định giá cả các hàng hóa, dịch vụ không thay đổi? Nói cách khác, nếu mọi
yếu tố đều tương đương, liệu bạn muốn có nhiều tiền gấp đôi người khác
hay muốn thu nhập của bạn tăng lên gấp đôi dù chưa bằng một nửa thu
nhập của người khác? Ngạc nhiên đến mức choáng váng, các nghiên cứu
cho thấy đa số những người được hỏi lựa chọn phương án đầu tiên: họ
muốn có nhiều tiền gấp đôi người khác dù điều này đồng nghĩa với việc thu
nhập thực tế của họ giảm đi một nửa. Lựa chọn này thật phi logic! Nhưng