ngoài sinh quyển và ít nhất sáu cuộc đại tuyệt chủng – tại bất cứ thời điểm
nào trên hành trình, sự sống trên trái đất cũng có thể dễ dàng bị dập tắt và
không bao giờ có thể hồi sinh. Vì thế mục đích tối thượng của cuộc sống là
tồn tại và duy trì nòi giống để giữ cho sợi dây không đứt đoạn. Như Charles
Darwin đã viết trong những dòng áp chót của cuốn sách kiệt tác năm 1859,
Nguồn gốc các loài: “Khi không xem các sinh vật như các tạo vật đặc biệt
của Thượng đế mà là những hậu duệ trực hệ của một vài sinh vật trước khi
lớp đầu tiên của kỷ Silua lắng xuống, tôi thấy chúng cao quý hơn nhiều.”
“Thấy cao quý hơn” là một cảm xúc tuyệt vời hình thành từ cảm thức sâu
sắc nhất về mục đích sống. Dù con người có thể thực hiện vô số hành động
để thỏa mãn nhu cầu sâu kín này, các nghiên cứu chỉ rõ có ít nhất bốn cách
để vươn tới hạnh phúc thông qua các hành vi có mục đích. Chúng bao gồm:
1. 1. Tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với gia đình: Sự gần gũi và gắn kết
với người khác sẽ mở rộng vòng tròn cảm xúc và cảm thức mục đích
tương ứng khiến chúng ta biết quan tâm tới người khác bằng hoặc
nhiều hơn bản thân.
2. 2. Công việc và sự nghiệp có ý nghĩa: Cảm thức mục đích hình thành
từ việc khám phá niềm đam mê làm việc sẽ định hướng cho chúng ta
tới những mục đích cao hơn nhu cầu của bản thân và nâng chúng ta lên
một tầm cao mới, dù trực tiếp thông qua chính công việc hay gián tiếp
thông qua cảm hứng và hình mẫu.
3. 3. Tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị: Là một loài linh
trưởng xã hội, chúng ta có nghĩa vụ với cộng đồng và xã hội trong việc
tham gia vào quá trình quyết định cách chung sống tốt nhất.
4. 4. Tính siêu nghiệm và tâm linh: Đây là khả năng riêng có ở con
người, bao gồm việc thưởng thức thẩm mỹ, phản ánh tâm linh và
chiêm ngưỡng sự siêu việt thông qua nhiều cách thể hiện khác nhau
như hội họa, âm nhạc, vũ đạo, thờ cúng, tọa thiền, cầu nguyện, chiêm
nghiệm âm thầm và quán tưởng tôn giáo. Những điều này sẽ liên kết
con người với những thứ bên ngoài bản thể ở mức độ cao nhất.