Để kết luận, tôi xin đưa ra ba nguyên tắc liên kết các khám phá về hạnh
phúc, tự do và mục đích với nhau:
1. 1. Nguyên tắc Hạnh phúc: Là một nguyên tắc đạo đức cao cấp, đòi hòi
hỏi chúng ta phải luôn tìm kiếm hạnh phúc của bản thân trong khi
không ngừng tâm niệm về hạnh phúc của người khác, không bao giờ vì
hạnh phúc của bản thân mà đem bất hạnh đến cho người khác.
2. 2. Nguyên tắc Tự do: Là một nguyên tắc đạo đức cao cấp, đòi hòi hỏi
chúng ta phải luôn tìm kiếm tự do của bản thân trong khi không ngừng
tâm niệm về tự do của người khác, không bao giờ vì tự do cho bản
thân mà khiến người khác mất tự do.
3. 3. Nguyên tắc Mục đích: Là một nguyên tắc đạo đức cao cấp, đòi hỏi
chúng ta theo đuổi mục đích sống trong khi không ngừng tâm niệm về
mục đích sống của người khác, không bao giờ được tìm kiếm mục đích
sống cho bản thân mà khiến người khác mất đi mục đích sống.
Quá trình tình tiến hóa tạo ra trong chúng ta động lực cơ bản của mục đích
và cũng giúp chúng ta học được các mục đích đạo đức cao hơn. Để đạt tới
cấp độ cao nhất của mục đích đạo đức, biết quan tâm đến cộng đồng, các
loài và cả sinh quyển – đặc biệt là những người không có quan hệ với chúng
ta và không thuộc nhóm xã hội của chúng ta, hoặc thuộc các cộng đồng
khác trên các châu lục khác – đòi hỏi các hành động đầy ý chí và lương tâm
xã hội. Chương này – thực chất, toàn bộ cuốn sách này – không chỉ nhằm
miêu tả cách thức vận hành của thế giới mà còn vẽ nên cách thức thế giới
nên vận hành. Nó là bài tập nhằm nâng ý thức của chúng ta lên các cấp độ
kinh tế, chính trị và đạo đức cao hơn. Một trong những người đóng góp
nhiều nhất vào sứ mệnh nâng cao nhận thức của nhân loại trong thế kỷ XX,
Helen Keller đã viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí Gia đình năm
1933 có tựa đề “Cách đơn giản nhất để sống hạnh phúc”:
Tôi không biết có nghiên cứu nào đưa bạn đến gần hạnh phúc hơn nghiên
cứu về tự nhiên – và tôi đề cập trong nghiên cứu về tự nhiên không chỉ các