mật của đối thủ để phục vụ lợi ích cá nhân vì mong muốn thông tin của
chúng ta được đối xử tương tự. Do đó, dù việc thu thập các thông tin phổ
biến rộng rãi về đối thủ cạnh tranh là một phần tất yếu và hợp pháp của
công việc kinh doanh, bạn không nên tìm kiếm các thông tin mật của họ
hoặc sử dụng thông tin đó nếu nó rơi vào tay bạn. Nếu có cơ hội lợi dụng
thông tin mật của đối thủ, hãy nhớ: không làm điều xấu. Chung ta cạnh
tranh chứ không gian dối.”
Tất nhiên tôi cũng cũng biết rõ các tranh cãi nảy sinh xung quanh sự tăng
trưởng của Google, như gian lận về số lần nhấp chuột, sử dụng từ khóa
thương hiệu của đối thủ trong các quảng cáo Google Adwords, lồng ghép
các nội dung đáng ngờ về đạo đức trong mục Google Groups (nhất là các
thông tin khiêu dâm và các phát biểu phân biệt chủng tộc), các vấn đề bản
quyền liên quan tới việc Google mua lại YouTube và vụ việc đình đám của
Google tại Trung Quốc, nơi tập đoàn này bị ép buộc phải nhượng bộ việc
kiểm soát các thông tin nhạy cảm về chính trị để được phép triển khai hoạt
động. Các tranh cãi thuộc loại này là điều không thể tránh khỏi đối với một
công ty phát triển nhanh như Google; dù triết lý kinh doanh của một công ty
có cao thượng đên đâu, sự hoàn mỹ là một cái đích không bao giờ đạt tới.
“Không làm điều xấu” là một chuẩn mực đạo đức để hướng tới, không phải
là sự thánh thiện có thật, vì sự bất khả thi của nó đồng nghĩa với việc quy
tắc này không nên được cổ súy. Mục tiêu của các chuẩn mực đạo đức, dù
chúng ta là những người săn bắt-hái lượm hay tiêu dùng-thương nhân, là
xây dựng một môi trường lòng tin nhằm khuyến khích sự bộc lộ các hành vi
đạo đức.