ngẫu nhiên vào phương trình nhằm giữ lại những chữ gõ đúng và xóa bỏ
những lỗi đánh máy:
wieTskewkOsdfeB92uE2OseRdl7jeNkseOdseTe3r22TsweOsxBwxseE...
Lập tức các ký tự vô nghĩa trên trở thành:
TOBEORNOTTOBE...
Nhằm chứng minh sức mạnh của chọn lọc tích lũy, người bạn và là đồng
nghiệp của tôi, Richard Hardison, đã viết một chương trình máy tính minh
họa chính xác quá trình này, trong đó, các chữ cái được gõ ngẫu nhiên và
được “lựa chọn” dựa trên câu thoại nổi tiếng của Shakespeare. Trung bình
chỉ với hơn 90 giây và 335,2 lần thử, máy tính đã chọn xong các chữ cái
hợp thành câu thoại đó, trong khi nếu kết hợp ngẫu nhiên, chúng ta sẽ cần
khoảng 2613 lần thử. Nghiên cứu song song và độc lập với Hardison,
Richard Dawkins đã thiết kế một hệ thống chọn lọc tích lũy theo câu thoại
nổi tiếng khác của Shakespeare METHINKSITISLIKEAWEASEL (Tôi
thấy nó giống con chồn). Sau này khi chúng tôi nhận ra sự trùng hợp về kết
quả nghiên cứu, Dawkins đã viết như sau.
Nếu ai thấu hiểu tầm quan trọng tột bậc của phép chọn lọc tích lũy nghiêm
ngặt trong học thuyết Darwin, khi đối diện với cuộc tranh luận về tính phi
xác xuất của tiến hóa, hẳn sẽ nghĩ ngay đến loài khỉ nổi tiếng vốn thường
được dùng làm ví dụ nhằm tăng kịch tính cho cuộc tranh luận này. Đây là
cách mô phỏng hiển nhiên nhất nhằm giải thích cho những ai còn hồ nghi.
Sự chọn lọc này có thể được minh họa dễ dàng qua một chương trình khá
đơn giản mà cả tôi và Hardison đã thực hiện gần như cùng lúc vào năm
1984 và 1985. Xét về bề mặt, những con khỉ phiền toái kia đã gõ nên tác
phẩm Hamlet trứ danh của Shakespeare. “To be or not to be” là câu thoại
nổi tiếng nhất trong vở kịch đó. Lẽ ra tôi cũng chọn câu này, song tôi nghĩ
cuộc đối thoại giữa Hamlet và Polonius về hình thù các đám mây hẳn sẽ là
một lời giới thiệu ngắn gọn, vì thế tôi chọn câu “Me thinks it is a Weasel.”