hình ảnh một đôi chim sẻ trong mùa sinh sản, chúng không hề ý thức được
hệ quả lâu dài của hành động này – duy trì nòi giống:
Khi một con chim sẻ đực và một con chim sẻ cái đến với nhau, chúng
không bàn bạc về mục đích làm cho nòi giống trường tồn… Chúng đơn
thuần làm theo cảm xúc, hệ quả sau đó là những gì chỉ ý nghĩ khôn ngoan
nhất cùng với khát khao chăm chút cho tương lai và nỗi lo âu về số phận
loài chim sẻ mới có thể đem lại. Hệ quả này sinh ra từ đâu?... Hành động
bản năng của loài vật không mang theo ý thức về hệ quả, chúng chỉ muốn
được thỏa mãn mà thôi. Tất cả đều chứng tỏ rằng, tầm nhìn thấu suốt trong
tự nhiên không thể là của muôn loài mà chỉ có thể là của Tạo hóa.
Vậy là sau hậu đài, Chúa đang giật dây. Để diễn tả quá trình này, Paley đã
dùng hình ảnh ẩn dụ “bàn tay vô hình” của Adam Smith, nhưng lại đảo
ngược quá trình vốn có trật tự từ dưới lên để diễn tả một sức mạnh thần
thánh hướng từ trên xuống:
Về phần tôi, tôi chưa bao giờ thấy một con chim trong hoàn cảnh như vậy,
nhưng tôi nhận thấy có một bàn tay vô hình, ngăn giữ kẻ tù nhân mãn
nguyện tránh xa các cánh đồng và lùm cây vì một mục đích cao cả - như
chân lý đã chứng minh - hiến dâng thứ cao quý nhất, quan trọng nhất và có
ích nhất.
Darwin tranh luận với Paley và Paley tranh luận với Smith, vậy Smith tranh
luận với ai? Đó là các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thương.
Suốt giai đoạn đầu của lịch sử hiện đại – từ khi hình thành các nhà nước-
quốc gia cho đến hết thế kỷ XIX – chủ nghĩa trọng thương đóng vai trò tư
tưởng kinh tế chủ đạo tại các nước phương Tây. Học thuyết trọng thương
hình dung các quốc gia tranh giành một lượng tài sản cố định trong một trò
chơi có tổng bằng không, quan điểm này một phần bắt nguồn từ thời kỳ săn
bắt-hái lượm. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng khi một quốc gia thu được
+X, một quốc gia khác sẽ mất đi