SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 52

Có hai hệ thống đạo đức khác nhau hình thành từ hai nỗ lực khác nhau:
người quan sát cố gắng đi vào cảm xúc của người trực tiếp liên quan còn
người trực tiếp liên quan cố gắng dồn nén cảm xúc của mình tới mức người
quan sát có thể đồng tình. Hệ thống đạo đức thứ nhất thể hiện sự nhẹ nhàng,
lịch thiệp và nhã nhặn, đó chính là đức tính dám hạ mình chân thành và
nhân đạo khoan dung. Hệ thống này hình thành trên một hệ thống khác có
đặc điểm lớn lao, uy nghi và đáng kính, đó là những đức tính tự kiềm chế,
tự làm chủ, và các cảm xúc mãnh liệt khác có vai trò điều tiết hành vi bản
năng của chúng ta theo yêu cầu của phẩm giá, danh dự, và tư cách thích
hợp; có nguồn gốc từ hệ thống kia.

Tiếp theo Lý thuyết về các tình cảm luân lý, năm 1776, Adam Smith xuất
bản cuốn sách chuyên luận Bàn về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của
các quốc gia. Lý luận chống lại chủ nghĩa trọng thương của ông vừa nhân
đạo vừa thực tiễn. Nhân đạo ở chỗ ông cho rằng “không cho phép con
người tùy ý định đoạt các sản phẩm do họ làm ra hay ngăn cản họ sử dụng
của cải dự trữ và sức lao động theo cách họ thấy có lợi nhất cho bản thân là
vi phạm những quyền thiêng liêng của con người.” Thực tế ở chỗ ông chỉ ra
“bất cứ khi nào luật pháp cố gắng điều chỉnh tiền công lao động, nó sẽ
thường giảm xuống chứ ít khi tăng lên.”

Sự giàu có của các quốc gia là một cuộc tranh luận dài hơi chống lại cơ chế
bảo hộ và đặc quyền đặc lợi của chủ nghĩa trọng thương. Hệ thống này có
thể đem lại lợi ích cho người sản xuất trong ngắn hạn nhưng gây tổn hại cho
người tiêu dùng trong dài hạn, và vì thế sẽ làm giảm sự phồn thịnh của đất
nước. Biện pháp mà các nhà trọng thương đề xuất chỉ nhằm phục vụ lợi ích
của người sản xuất, các hãng độc quyền và bộ máy nhà nước, trong khi đa
số người dân – nguồn lực đích thực đem lại sự giàu có cho quốc gia – lại bị
bần cùng hóa: “Của cải của một đất nước không chỉ tính bằng số vàng bạc
nó nắm giữ mà bao gồm cả đất đai, nhà cửa và các loại hàng hóa tiêu
dùng.” Vậy mà “trong hệ thống trọng thương, quyền lợi của người tiêu
dùng hầu như luôn bị hi sinh vì quyền lợi của người sản xuất.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.