loại, số lượng và giá cả hàng hóa họ được phép mua. Trong nước, chính phủ
sẽ can thiệp thông qua ưu đãi thuế cho doanh nghiệp (số liệu cho thấy mỗi
năm các doanh nghiệp Mỹ được hưởng khoản ưu đãi khoảng 750 tỷ đô–la),
hỗ trợ thuế cho các tập đoàn (hàng năm 500 tập đoàn mạnh nhất nước Mỹ
chia nhau số tiền hỗ trợ lên đến 125 tỷ đô–la), luật lệ (nhằm điều chỉnh giá
cả, xuất nhập khẩu, sản xuất, phân phối và tiêu thụ) và giấy phép/hạn ngạch
(nhằm quản lý tiền công và đảm bảo việc làm). Với nước ngoài, chính phủ
chủ yếu can thiệp thông qua công cụ thuế dưới nhiều tên gọi khác nhau như
“thuế hải quan,” “thuế nhập khẩu,” “thuế quan,” “thuế quan bảo hộ,” “hạn
ngạch nhập khẩu,” “hạn ngạch xuất khẩu,” “thỏa thuận tối huệ quốc,” “thỏa
thuận song phương,” “thỏa thuận đa phương,” và nhiều biện pháp tương tự.
Các thỏa thuận này không bao giờ dành cho người tiêu dùng hai nước mà là
thỏa thuận của các chính trị gia và người sản xuất. Người tiêu dùng không
có tiếng nói trong vấn đề này, ngoại trừ việc họ có quyền bầu cử không trực
tiếp để chọn ra các chính khách, những người sẽ bỏ phiếu thuận hoặc phiếu
chống những loại thuế và thuế quan này. Tất cả những điều này đều dẫn đến
một hậu quả: thương mại tự do bị thay thế bằng thương mại “công bằng”
(công bằng cho người sản xuất, không phải cho người tiêu dùng), đây chính
là một biến tướng của “cán cân thương mại có lợi” mà chủ nghĩa nghĩa
trọng thương đề xướng (có lợi cho người sản xuất, không phải cho người
tiêu dùng). Trò chơi có tổng bằng không của chủ nghĩa trọng thương thực
chất là sự thắng thế của người sản xuất trong nước khi hạn chế và loại bỏ
được sự cạnh tranh của người sản xuất nước ngoài, và sự thiệt hại của người
tiêu dùng khi được lựa chọn ít hàng hóa hơn, phải mua với giá cao hơn và
chất lượng thường thấp hơn. Bù trừ cho nhau, sự giàu có của quốc gia sẽ
suy giảm.
***
Những nhà lập quốc và soạn thảo nên bản Hiến pháp Hoa Kỳ đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của trào lưu Khai sáng tại Anh và châu Âu lục địa, trong đó