những chiếc yên xe bằng nguyên liệu tổng hợp có đệm lót thoải mái đã thay
thế những chiếc yên nặng bằng da, nhãn hiệu Campy được ưa chuộng một
thời khó lòng sống sót trước sự tấn công dữ dội từ đối thủ mới nổi Shimano
của Nhật - công ty mang lại nhiều tiến bộ về mặt thiết kế và chất lượng của
phụ tùng xe, vượt xa tất cả những gì Campy đã có, đáng chú ý nhất là hệ
thống SIS (Dura-Ace Shimano Index Shifting) cho phép khóa chặt ở mỗi
nấc tốc độ và di chuyển các nấc từ gióng dưới đến chắn bùn (do đó hạn chế
việc cua rơ phải rời tay khỏi ghi đông). Shimano cũng nâng cấp từ 10 bánh
răng tốc độ lên thành 12, 14, 16 bánh răng. Một thị trưởng dường như đã đi
theo quỹ đạo nhờ động lực lịch sử và sự thống trị của một vài công ty hóa
ra lại dễ bị tổn thương trước sức mạnh bên ngoài và cạnh tranh sáng tạo hơn
chúng ta tưởng nhiều.
***
Thị trường là kết quả của hàng loạt sự kiện ngẫu nhiên liên tiếp – một chuỗi
tình cờ, hay thị trường hình thành nhờ những lực tất yếu của thế giới vật
chất, kinh tế và xã hội – một quy luật? Nếu chúng ta có thể tua lại cuốn
băng lịch sử kinh tế, liệu cuối cùng các thị trường, ngành nghề, doanh
nghiệp và sản phẩm có giống như hiện nay không?
Đây là một câu hỏi hóc búa liên quan mật thiết đến những vấn đề ngoài
phạm vi kinh tế học. Thí dụ, sự tồn tại của chúng ta được định trước từ thuở
sơ khai vũ trụ nhờ sự nhào nặn đặc biệt của các quy luật tự nhiên hay chúng
ta đơn giản chỉ là một biến cố của lịch sử, là sản phẩm cuối cùng trong một
chuỗi ngẫu nhiên dường như không có hồi kết? Vấn đề gây tranh cãi ở đây
là điều gì tất yếu xảy ra và điều gì tình cờ xảy ra – điều gì phải đến và điều
gì có thể đến. Nói chuẩn xác hơn, tình trạng hiện tại của các sự vật là cái tất
nhiên – không thể nào khác, hay cái ngẫu nhiên – có thể đã khác?
Câu hỏi này được đặt ra từ thời Aristotle nhưng gần đây lại trở nên nổi
tiếng nhờ cuốn Cuộc sống tuyệt vời do Stephen Jay Gould viết năm 1989.
Gould giả định nếu cuốn băng sự sống được tua ngược trở lại thời điểm 530