đổi và do đó, thành phần ranh giới của các nền văn minh cũng thay đổi
theo.
Nền văn minh có thể bao hàm một lượng người đông như Trung Quốc
mà như Lucian Pye đã nói, „đó là một nền văn minh đóng vai trò nhà
nước“, hoặc một nhóm người rất nhỏ như cộng đồng người Carribe nói
tiếng Anh. Một nền văn minh có thể bao hàm một số nhà nước dân tộc như
các nền văn minh Phương Tây, Mỹ Latinh, Ảrập, hoặc có thể chỉ gồm một
nhà nước như nền văn minh Nhật Bản. Rõ ràng, các nền văn minh có thể bị
pha trộn, chồng lấn lẫn nhau và bao gồm nhiều tiểu văn minh. Nều văn
minh Phương Tây có hai biến thể chủ yếu châu Âu và Bắc Mỹ, còn nền văn
minh Hồi giáo thì có các tiểu văn minh Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ và Mã Lai. Dầu
sao, các nền văn minh cũng là những chỉnh thể xác định và những ranh giới
giữa chúng tuy ít khi rạch ròi nhưng có thực. Các nền văn minh rất năng
động với những bước thăng trầm, tách nhập. Và như mọi sinh viên sử học
đều biết, có những nền văn minh mất đi, cát bụi thời gian chôn vùi chúng.
Ở Phương Tây người ta cho rằng nhà nước dân tộc là những nhân vật
chủ yếu trên sân khấu quốc tế. Nhưng chúng đóng vai trò này chỉ trong
mấy trăm năm. Một phần lớn lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh.
Theo tính toán của A. Toynbee, lịch sử loài người đã biết tới 21 nền văn
minh. Chỉ có 6 trong số chúng còn tồn tại trên thế giới hiện nay.