Tại sao lại như vậy?
Trước hết, những khác biệt giữa các nền văn minh không những hiện
thực mà còn cơ bản. Các nền văn minh khác nhau về lịch sử, ngôn ngữ, văn
hóa, truyền thống và quan trọng nhất là tôn giáo. Con người thuộc các nền
văn minh khác nhau nhìn theo cách khác nhau về các quan hệ giữa Chúa và
Con người, cá nhân và nhóm, công dân và nhà nước, cha mẹ và con cái, vợ
và chồng, có các quan niệm khác nhau về tầm quan trọng tương quan giữa
các quyền và nghĩa vụ, tự do các cưỡng bức, bình đẳng và đẳng cấp. Những
khác biệt này là sản phẩm của nhiều thế kỷ. Chúng sẽ không nhanh chóng
biến mất. Chúng cơ bản hơn so với những khác biệt về hệ tư tưởng chính trị
và chế độ chính trị. Đương nhiên khác biệt không nhất thiết có nghĩa là
xung đột, và xung đột không nhất thiết có nghĩa là bạo lực. Song qua nhiều
thế kỷ, chính là những khác biệt giữa các nền văn minh đã gây ra những
xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất.
Thứ hai, thế giới đang trở nên bé đi. Tác động qua lại giữa các dân tộc
thuộc các nền văn minh khác nhau tăng lên. Ðiều đó làm tăng tự ý thức văn
minh, làm sâu thêm sự nhận biết về những khác biệt giữa các nền văn minh
cũng như những điểm tương đồng trong khuôn khổ một nền văn minh. Làn
sóng người Bắc Phi nhập cư vào Pháp gây ra thái độ thù địch trong người
Pháp nhưng đồng thời làm tăng thiện cảm đối với những người nhập cư
khác: „những tín đồ Thiên chúa giáo và người Châu Âu ngoan đạo“ từ Ba
Lan. Người Mỹ phản ứng trước sự đầu tư của Nhật một cách bệnh hoạn
hơn nhiều so với những khoản đầu tư ở mức lớn hơn của Canada và các
nước Châu Âu. Mọi chuyện diễn ra theo kịch bản mà Donald Horowitz đã
viết: „Một ngườ Ibo có thể là Oweri Ibo hoặc Onitsha Ibo khi ở miền Ðông
Nigeria. Nhưng đến thủ đô Lagot, anh ta chỉ đơn thuần là người Ibo. Tới
London, anh ta là người Nigeria, tới New York anh ta là người châu Phi“.
Tác động qua lại giữa những đại biểu của các nền văn minh khác nhau củng
cố ý thức về văn minh của họ vì điều đó, đến lượt nó, lại làm gay gắt thêm