những bất đồng và „thù hận đã đi vào chiều sâu của lịch sử hay ít ra là được
tiếp nhận theo kiểu đó.
Thứ ba, những quá trình hiện đại hoá kinh tế và biến đổi xã hội trên
toàn thế giới đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi
địa bàn cư trú, đồng thời làm suy giảm vai trò của nhà nước dân tộc với
tính cách là nguồn gốc của sự đồng nhất. Những khoảng trống hình thành
như vậy phần lớn được tôn giáo, thường là dưới dạng các phong trào chính
thống, lấp vào. Những phong trào này xuất hiện không chỉ trong Hồi giáo,
mà cả trong Kito giáo Phương Tây, Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn Ðộ giáo. Ở
hầu hết các nước và hầu hết các tôn giáo, trào lưu chính thống được sự ủng
hộ của những người trẻ tuổi có học vấn, các chuyên gia có chuyên môn cao
trong tầng lớp trung lưu, những người làm nghề tự do, các nhà doanh
nghiệp. Như George Weigel đã nhận xét: „Phi thế tục hóa thế giới là một
trong những hiện tượng xã hội nổi bật ở cuối thể kỷ XX“. Sự phục sinh của
tôn giáo, hay như Gilles Kepel nói, „sự phục thù của Chúa“ tạo cơ sở cho
sự đồng nhất và gắn bó với tính chung, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, và
cho sự thống nhất của các nền văn minh.
Thứ tư, sự phát triển của tự ý thức văn minh được quyết định bởi vai
trò 2 mặt của Phương Tây. Một mặt, Phương Tây đứng trên đỉnh cao quyền
lực của mình, nhưng mặt khác, và có thể là vì vậy trong các nền văn minh
phi Phương Tây đang diễn ra hiện tượng trở về cội nguồn. Người ta nghe
thấy đề cập ngày càng nhiều tới những xu hướng hướng nội và „Châu Á
hoá“ ở Nhật, tới sự kết thúc ảnh hưởng Nehru và „Hindu hóa“ Ấn Ðộ, tới
tư tưởng về sự sụp đổ của các tư tưởng Phương Tây về Chủ nghĩa Xã hội
và Chủ nghĩa dân tộc và „Hồi giáo hóa“ Trung Ðông, và gần dây nhất là
cuộc tranh cãi về Phương Tây hóa hay là Nga hóa đất nước của Boris Elsin.
Một Phương Tây ở đỉnh cao quyền lực của mình đối dầu với các nước phi
Phương Tây ngày càng có mong muốn, quyết tâm và nguồn lực để hình
thành thế giới theo mô hình phi Phương Tây.
Trong quá khứ, giới elit của các nước phi Phương Tây thường là
những người có liên quan nhiều nhất đến với Phương Tây, được đào tạo ở
các trường Oxford (Anh), Sorbonne (Pháp) hoặc Sandhurst (Anh) và đã hấp