SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 11

Mexico. Ngược lại, Nhật vấp phải những khó khăn trong việc tạo ra một
cộng đồng kinh tế tương tự ở Ðông Nam Á vì Nhật là một xã hội và một
nền văn minh cá biệt. Dù các mối quan hệ thương mại và tài chính của
Nhật với các nước còn lại của Ðông Nam Á có mạnh như thế nào thì những
khác biệt văn hóa giữa Nhật với các nước ấy vẫn cản trở chúng tiến lên
theo con đường liên kết kinh tế khu vực như mô hình của Tây Âu hay Bắc
Mỹ.

Trái lại, tính cộng đồng văn hóa rõ ràng đang tạo điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển mau chóng những mối quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa với Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore và những cộng
đồng người Hoa ở các nước Châu Á khác. Với sự kết thúc cuộc Chiến tranh
lạnh, tính cộng đồng văn hóa nhanh chóng lấn át những bất đồng về hệ tư
tưởng. Trung Hoa lục địa và Ðài Loan đang ngày càng xích lại gần nhau.
Nếu tính cộng đồng văn hóa là tiền đề cho liên kết kinh tế thì trung tâm
khối kinh tế Ðông Á trong tương lai rất có thể sẽ là Trung Quốc. Thực tế
khối này đã xuất hiện. Như Murray Weidenbaum nhận xét: „Mặc dù Nhật
Bản hiện đang chi phối trong khu vực, nhưng một trung tâm công nghiệp,
thương mại, tài chính mới ở Châu Á đang nhanh chóng xuất hiện trên cơ sở
của Trung Quốc. Không gian chiến lược này có tiềm năng công nghệ và sản
xuất hùng mạnh (Đài Loan), có các cán bộ với kỹ năng lỗi lạc trong lĩnh
vực tổ chức, tiếp thị và dịch vụ (Hồng Kông), có một mạng lưới truyền
thông tốt (Singapore), một nguồn vốn tài chính lớn (cả ba nước) và những
nguồn lực to lớn về đất đai, tài nguyên và lao động (Trung Hoa lục địa)...
Cái cộng đồng có ảnh hưởng mà phần nhiều được xác lập trên sự phát triển
cơ sở tông pháp truyền thống này chạy dài từ Quảng Châu tới Sinenpore, từ
Kuala Lumpur tới Manila. Đó là xương sống của nền kinh tế Ðông Á“ [l].

Tính tương đồng văn hóa tôn giáo cũng tạo thành nền tảng của Tổ

chức Hợp tác Kinh tế, liên kết 10 nước Hồi giáo không thuộc khối Ảrập:
Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Azebaizan, Kazakhstan, Kirgizitan, Turmenia,
Tadzhikistan, Uzbekistan và Afghanistan. Tổ chức này vốn được sáng lập
trong những năm 1960 bởi 3 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Iran, song xung
lực quan trọng cho sự khôi phục và mở rộng nó là việc các nhà lãnh đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.