SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 13

Ranh giới giữa các nền văn minh

Nếu trong những năm Chiến tranh lạnh, các lò lửa chủ yếu gây ra

khủng hoảng và đổ máu tập trung dọc các đường ranh giới chính trị và hệ
tư tưởng thì giờ đây chúng chuyển sang ranh giới giữa các nền văn minh.
Chiến tranh lạnh bắt đầu khi „bức màn sắt“ chia cắt Châu Âu về chính trị
và hệ tư tưởng. Chiến tranh lạnh chấm dứt cùng với việc loại trừ „bức màn
sắt“. Nhưng sự chia cắt Châu Âu về mặt hệ tư tưởng vừa biến mất thì sự
chia cắt nó về mặt văn hoá thành một bên là Kito giáo Phương Tây và một
bên là Đông chính giáo và Hồi giáo lại xuất hiện. Đường phân chia quan
trọng nhất ở Châu Âu, như William Wallace quan niệm, có thể là đường
ranh giới phía Ðông của Kito giáo Phương Tây, hình thành vào năm 1500.
Ðường ranh giới này chạy dọc theo đường biên giới hiện nay giữa Phần
Lan và Nga, giữa các nước vùng Baltic và Nga, cắt ngang qua Belarussia
và Ukraina, tách vùng Tây Ukraina ngả theo Kito giáo Phương Tây và vùng
Ðông Ukraina theo Ðông chính giáo, rồi quặt sang phía Tây, tách vùng
Transylvania ra khỏi phần còn lại của Rumania, và sau đó xuyên qua Nam
Tư, gần như trùng với đường ranh giới hiện đang phân cách Croatia và
Slovenia và ra khỏi phần đất còn lại của Nam Tư. Dĩ nhiên ở khu vực
Balkan, đường ranh giới này trùng hợp với biên giới lịch sử giữa các đế chế
Habsburg và Ottoman. Các dân tộc ở phía Bắc và phía Tây của đường ranh
giới chung của lịch sử châu Âu: chủ nghĩa phong kiến, Thời kỳ Phục Hưng,
Phong trào Cải lương, Thời kỳ Ánh sáng, cuộc Ðại Cách Mạng Pháp, Cách
mạng Công nghiệp. Nhìn chung, về mặt kinh tế họ khá hơn các dân tộc
phía Ðông. Giờ đây họ có thể tính toán hợp lực chặt chẽ hơn trong khuôn
khổ nền kinh tế Châu Âu thống nhất và củng cố các hệ thống chính trị dân
chủ. Những người ở phía Đông và phía Nam của đường ranh giới này theo
Kito Ðông chính giáo và Hồi giáo. Về mặt lịch sử, chúng thuộc các đế chế
Ottoman hoặc Sa hoàng, và dội tới chúng chỉ là tiếng vang của các sự kiện
lịch sử quyết định số phận của Phương Tây. Về kinh tế chúng thường cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.