SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 15

cuộc chiến tranh này kết thúc, kế hoạch hậu chiến của NATO được soạn
thảo với sự cân nhắc đến những mối đe dọa và bất ổn định tiềm tàng dọc
„các đường biên giới phía Nam“.

Sự đối đầu về quân sự giữa Phương Tây và thế giới Hồi giáo kéo dài

trọn một thế kỷ và vẫn không hề suy giảm. Mà đúng hơn là, trái lại, nó có
thể còn gay gắt hơn. Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã để cho một số nước
Ảrập cảm thấy tự hào rằng Saddam Hussein đã tiến công Israel và đương
đầu với Phương Tây. Nhưng nó cũng làm cho nhiều người cảm thấy bị lăng
nhục và phẫn nộ trước sự có mặt quân sự của Phương Tây tại Vịnh Persic,
trước ưu thế quân sự khá lớn của Phương Tây và trước việc họ không đủ
khả năng làm chủ vận mệnh của chính mình. Thêm vào đó, nhiều nước
Ảrập, không chỉ các nước xuất khẩu dầu lửa, đã đạt được trình độ phát triển
kinh tế và xã hội không còn phù hợp với các hình thức cai trị chuyên quyền
nữa. Những cố gắng nhằm thực hiện chế dộ dân chủ ở đó cũng trở nên ngày
càng mạnh mẽ hơn. Ðã có một số cởi mở nhất định trong hệ thống chính trị
của một số nước Ảrập. Nhưng được hưởng lợi lớn nhất của những cởi mở
này là những người chính thống Hồi giáo. Tóm lại, trong thế giới Ảrập, nền
dân chủ Phương Tây làm tăng các lực lượng chính trị chống lại Phương
Tây. Ðiều này có thể là một hiện tượng quá độ, nhưng chắc chắn nó làm
cho mối quan hệ giữa các nước Hồi giáo và Phương Tây trở nên phức tạp
thêm.

Những mối quan hệ đó cũng bị phức tạp thêm bởi các nhân tố dân số.

Mức tăng dân số còn khá cao trong các nước Ảrập, đặc biệt ở Bắc Phi, đã
làm tăng số người di cư sang các nttớc Tây Âu. Ðến lượt mình, sự dồn ứ di
dân diễn ra trên cái nền xóa bỏ từng bước ranh giới bên trong giữa các
nước Tây Âu đã tạo nên những tranh cãi chính trị gay gắt. Tại Italia, Pháp
và Ðức, tệ phân biệt chủng tộc mang hình thức ngày càng trắng trợn và từ
năm 1990, phản ứng chính trị và bạo lực đối với người Ảrập và Thổ Nhĩ
Kỳ không ngừng tăng lên.

Trên cả hai mặt trận, người ta đều nhìn thấy sự đụng độ giữa các nền

vân minh qua tác động qua lại giữa thế giới Hồi giáo và thế giới Phương
Tây. Ông M.J. Akbar, một nhà báo Ấn Độ theo Hồi giáo nhận xét: „Phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.