SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 16

Tây chắc chắn sẽ phải đối đầu với thế giới Hồi giáo. Chính cái thực tế về sự
truyền bá rộng rãi thế giới Hồi giáo từ vùng Bắc Phi tới Pakistan sẽ dẫn tới
cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới mới“. B. Lewis cũng đi đến một kết
luận tương tự: „Trước chúng ta là một tinh thần và một phong trào hoàn
toàn khác, không chịu sự khống chế của chính trị và các chính phủ muốn
lợi dụng chúng. Đó đúng là sự đụng độ giữa các nền văn minh. Có thể là
phản ứng không duy lý nhưng được quy định về mặt lịch sử của kẻ cạnh
tranh cổ xưa của chúng ta sẽ chống lại truyền thống Do Thái - Kito giáo
của chúng ta, hiện tại trần thế của chúng ta và sự bành trướng ra toàn cầu
của cái này và cái kia“[2].

Trong trường kỳ lịch sử, nền văn minh Ảrập Hồi giáo nằm trong sự

tương tác đối kháng thường xuyên với những người đa thần giáo, những
người theo thuyết vật linh và ngày nay chủ yếu là các cư dân da đen theo
Thiên chúa giáo ở phương Nam. Trong quá khứ, sự đối kháng này thể hiện
qua hình ảnh người mua bán nô lệ Ảrập và người nô lệ da đen. Ngày nay,
nó dược phản ánh qua cuộc nội chiến đang tiếp diễn ở Suđan giữa người
Ảrập và người da đen, qua cuộc đấu tranh vũ trang ở Sad giữa quân nổi
loạn được Liby ủng hộ và chính phủ, qua các quan hệ căng thẳng giữa
người Kito Ðông chính giáo và người Hồi giáo ở mũi Châu Phi, những
cuộc xung đột chính trị dẫn tớl đụng độ đổ máu giữa người Hồi giáo và
người Kito giáo ở Nigiena. Quá trình hiện đại hóa và mở rộng Kito giáo ở
Châu Phi chỉ làm tăng khả năng xảy ra bạo lực ở dọc tuyến này. Triệu
chứng về sự gay gắt của cuộc xung đột này là bài diên văn của Giáo hoàng
John Paul II ngày 12-2-1993 tại Khartum, trong đó ông công kích những
hành động của chính phủ Hồi giáo Suđan chống lại thiểu số Kitô giáo ở
nước đó.

Trên đường biên giới phía Bắc của thế giới Hồi giáo, xung đột triển

khai chủ yếu giữa người Ðông chính giáo và người Hồi giáo. Ở đây cần đề
cập đến cuộc tàn sát lẫn nhau ở Bosnia và Sarajevo, bạo lực giữa người
Serb và người Albani, mối quan hệ phân biệt đối xử giữa người Bungari và
thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bungari, đụng độ đổ mÁu giữa người Osetia
và Ingush, người Armenia và người Azerbaizan, xung đột giữa người Nga

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.