và người Hồi giáo ở Trung Á để bảo vệ các lợi ích của Nga. Tôn giáo hâm
lại tính tự đồng nhất sắc tộc đang phục hồi và tất cả những điều đó làm cho
người Nga lo ngại hơn về an ninh ở các đường biên giới phía Nam của họ.
Archie Roosevelt đã cảm thấy mối lo lắng này. Ông viết: „Phần lớn lịch sử
nước Nga liên quan tới cuộc đấu tranh giữa người Slave và các dân tộc gốc
Thổ trên đường biên giới của họ cách đây hơn một nghìn năm khi nhà nước
Nga được thiết lập. Trong cuộc đấu tranh kéo dài nghìn năm này của người
Slave với những người láng giềng Phương Ðông của họ, chìa khóa để đạt
được sự hiểu biết không phải chỉ là lịch sử Nga mà là chất Nga. Ðể hiểu
được những thực tế nước Nga ngày nay, người ta không được quên nhóm
sắc tộc Thổ đã thu hút sự chú ý của người Nga suốt nhiều thế kỷ“. [3]
Sự đụng độ giữa các nền văn minh bắt rễ sâu ở các vùng khác tại Châu
Á. Cuộc đấu tranh đã bắt rễ sâu vào lịch sử giữa người Hồi giáo và Hmdu ở
Tiểu lục địa Ấn Ðộ ngày nay thể hiện rõ không chỉ trong sự cạnh tranh giữa
Pakistan và Ấn Độ mà còn trong sự tăng cường thù địch tôn giáo giữa các
nhóm Hindu ngày càng cuồng chiến và thiểu số người Hồi giáo Ấn Ðộ.
Việc phá hủy nhà thờ Hồi giáo Ayodhya tháng 12-1992 đã đặt ra vấn đề là
liệu Ấn Độ có còn là một nhà nước thế tục và dân chủ hay đã trở thành một
nhà nước Hindu. Ở Ðông Á, Trung Quốc đưa ra những yêu sách lãnh thổ
gần như với tất cả các nước láng giềng. Nó đã trấn áp tàn nhẫn những tín đồ
Phật giáo ở Tây Tạng và giờ đây sẵn sàng trừng trị thẳng tay đối với thiểu
số người Hồi giáo nói tiếng Thổ. Với cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc,
những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc lại thể hiện đặc biệt mạnh trong
các lĩnh vực như nhân quyền, thương mại và vấn đề phổ biến vũ khí giết
người hàng loạt, và không có bất cứ hi vọng nào dịu đi. Như Ðặng Tiểu
Bình đã khẳng định trong năm 1991, „cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa
Trung Quốc và Mỹ vẫn đang tiếp diễn“.
Ý kiến của Đặng Tiểu Bình cũng có thể áp dụng cho các quan hệ đang
ngày càng phức tạp thêm giữa Nhật Bản và Mỹ. Ở đây, những khác biệt
văn hoá cũng làm tăng xung đột về kinh tế. Mỗi bên đều lên án sự phân biệt
chủng tộc của bên kia, nhưng ít nhất là về phía Mỹ, mối ác cảm không
mang tínhchất chủng tộc mà mang tính chất văn hoá. Thật khó hình dung