về hai xã hội cách xa nhau về các giá trị cơ bản , tâm thế và phong cách
ứng xử. Những bất đồng về kinh tế giữa Mỹ và Châu Âu không kém phần
nghiêm trọng, nhưng chúng không nổi bật về chính trị và đậm nét về tình
cảm, bởi vì mâu thuẫn giữa văn hóa Mỹ và văn hóa Châu Âu kém gay gắt
hơn nhiều so với giữa văn minh Mỹ và văn minh Nhật Bản.
Khả năng tiềm tàng xảy ra bạo lực trong sự tương tác giữa các nền văn
minh khác có thể thay dổi. Sự cạnh tranh kinh tế chiếm ưu thế trong quan
hệ giữa hai tiểu văn minh Mỹ và Châu Âu cũng như trong quan hệ giữa
Phương Tây nói chung và Nhật Bản. Ðồng thời ở Châu Âu, việc các xung
đột sắc tộc đang lan rộng dẫn tới các cuôc „thanh lọc sắc tộc“ đã không còn
là chuyện lẻ tẻ nữa. Chúng thường hay diễn ra nhất giữa các nhóm người
thuộc các nền văn minh khác nhau trong trường hợp đó chúng mang hình
thức cực đoan nhất. Những ranh giới đã hình thành một cách lịch sử giữa
các nền văn minh thuộc lục địa Châu Âu giờ đây lại bùng lên ngọn lửa
xung đột. Các xung đột này đạt tới mức căng thẳng tột độ dọc các dường
ranh giới của khối Hồi giáo, trải ra theo hình lưỡi liềm trên vùng giữa Bắc
Phi và Trung Á. Nhưng bạo lực cũng đã xảy ra qua các vụ xung đột giữa
một bên là người Hồi giáo và một bên là những người Serb theo Ðông
chính giáo ở Balkan, người Do Thái ở Israel, người Hindu ở Ấn Ðộ, người
Phật giáo ở Mianma và người Thiên chúa giáo ở Philippin. Các đường biên
giới của thế giới Hồi giáo khắp nơi đều đẫm máu.