rãi: „Ðấy không phải là thế giới chống lại Iraq mà là Phương Tây chống lại
Hồi giáo“. Vượt qua các cuộc cạnh tranh giữa Iran, Ayatollah Ali
Khomenei đã kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh thần thánh chống lại
Phương Tây: „Cuộc đấu tranh chống sự xâm lăng, lòng tham, các kế hoạch
và chính sách của Mỹ sẽ được coi là cuộc thánh chiến và những ai hi sinh
trong cuộc chiến này dều là những người tử vì đạo“. Còn vua Georđani là
Hussein thì tuyên bố: „Ðây là cuộc chiến tranh chống lại tất cả người Ảrập
và người Hồi giáo chứ không chỉ chống lại riêng Iraq“.
Một tập hợp gồm phần lớn giới elit và cư dân Ảrập hậu thuẫn cho
Saddam Hussein đã làm cho các chính phủ Ảrập lúc đầu tham gia liên minh
chống Iraq phải hạn chế bớt hành đồng và hạ giọng những tuyên bố công
khai của họ. Các chính phủ Ảrập đã tránh xa hoặc phản đối những cố gắng
tiếp theo của Phương Tây nhằm gây sức ép đối với Iraq, trong đó có việc
quy định khu vực „cấm bay“ áp dụng từ mùa hè năm 1992 và ném bom
Iraq hồi tháng 1-93. Liên minh chống Iraq, gồm Phương Tây, Liên Xô, Thổ
Nhĩ Kỳ và các nước Ảrập, hình thành năm 1990, đến năm 1993 chỉ còn lại
Phương Tây và Kuweit. So sánh quyết tâm của Phương Tây chống Iraq với
việc Phương Tây không bảo vệ dược những người Hồi giáo Bosnia trước
người Serb và không áp dặt được những sự trừng phạt đối với việc Israel vi
phạm những nghị quyết của Liên IIợp Quốc, những người Hồi giáo tố cáo
Phương Tây áp dụng tiêu chuẩn nước dôi. Nhưng thế giới diễn ra sự đụng
độ giữa các nền văn minh tất yếu là một thế giới với tiêu chuẩn nước đôi:
người ta áp dụng một tiêu chuẩn cho các „nước thân tộc“ và một tiêu chuẩn
khác cho các nước còn lại.
Thứ hai: Hội chứng nước thân tộc cũng xuất hiện trong các cuộc xung
đột tại Liên Xô cũ. Những thắng lợi quân sự của người Armenia hồi năm
1992 - 1993 đã khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tích cực hơn những người
Berthren cùng tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ với họ ở Azerbaizan. Một
quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ nói: „Người Thổ Nhĩ Kỳ có cùng những
tình cảm như người Azerbaizan. Chúng tôi hiện nay đang bị sức ép. BÁo
chí của chúng tôi đăng đầy ảnh về những hành động tàn bạo của người
Armenia: Người ta hỏi chúng tôi: lẽ nào chúng tôi vẫn nghiêm chỉnh theo