SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 21

đuổi chính sách trung lập? Có lẽ chúng tôi phải cho Armenia biết là vẫn
còn một nước Thổ Nhĩ Kỳ to lớn ở khu vực“. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.
Ozal cũng nhất trí với điều này. Ông tuyên bố cần đe doạ Armenia ít nhiều.
Năm 1993 ông lại doạ rằng „Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn cho thấy nanh vuốt của
mình“. Không lực Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các chuyến bay trinh thám trên
dọc đường biên giới Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng tuyên bố sẽ không
cho phép chia cắt Azerbaizan. Trong những năm tồn tại cuối cùng của
mình, chính phủ Liên Xô đã ủng hộ Azerbaizan, nơi những người cộng sản
vẫn nắm quyền lực. Tuy nhiên, với việc Liên Xô sụp đổ, các động cơ chính
trị bị các động cơ tôn giáo thay thế. Giờ đây quân đội Nga đã chiến đấu bên
cạnh người Armenia, còn người Azerbalzan thì tố cáo „chính phủ Nga quay
ngoắt 180 độ sang ủng hộ Armenia Kito giáo“.

Thứ ba: Nhìn vào cuộc chiến hiện nay ở Nam Tư thì thấy ở đây công

chúng Phương Tây đã bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ những người Hồi giáo
Bosnia và mối lo sợ và ghê tởm trước những hành động dã man do người
Serb gây ra. Tuy nhiên, nó tương đối ít quan tâm tới những cuộc tiến công
của người Croat dối với người Hồi giáo và sự chia cắt Bosnia Hersegovina.
Trong thời kỳ đầu sự tan rã của Nam Tư, Ðức đã thể hiện một sáng kiến và
áp lực ngoại giảo không bình thường, thuyết phục 11 nước thành viên khác
của EC làm theo Ðức công nhận Slovenia và Croatia. Cố gắng củng cố địa
vị của hai nước Thiên chúa giáo này, Vaticăng đã công nhận Slovenia và
Croatia thậm chí trước cả EC. Mỹ cũng làm theo gương Châu Âu trong
chuyện này. Như vậy, các nước chủ yếu trong nền văn minh Phương Tây đã
tập hợp để làm hậu thuẫn cho các đạo hữu của họ. Và sau đó có tin Croatia
nhận dược khối lượng vũ khí từ Trung Âu và các nước Phương Tây khác:
Mặt khác, chính phủ Elsin cố gắng theo đuổi chính sách trung lập để không
phá vỡ quan hệ với những người Serb theo Ðông chính giáo và không làm
nước Nga đối lập với Phương Tây. Tuy nhiên, những người bảo thủ và dân
tộc chủ nghĩa Nga, trong đó có nhiều đại biểu nhân dân, đã chỉ trích chính
phủ không ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với những người Serb. Vào đầu năm
1993, hàng trăm người Nga hình như đã phục vụ trong các lực lượng của
người Serb và có tin là vũ khí Nga đã được cung cấp cho Serbia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.