SỰ VA CHẠM GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH - Trang 22

Ðến lượt mình, các chính phủ và các nhóm chính trị Hồi giáo cũng chỉ

trích Phương Tây là đã không bảo vệ những người Hồi giáo Bosnia. Các
lãnh tụ Iran đã kêu gọi những người Hồi giáo ở tất cả các nước giúp đỡ
Bosina. Vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc, Iran đã cung cấp
quân lính và vũ khí cho Bosnia. Các nhóm Liban dược Iran ủng hộ đã phái
du kích tới huấn luyện tổ chức các lực lượng vũ trang Bosnia. Có tin năm
1993, tớ1 4000 người Hồi giáo từ hơn 20 nước Hồi giáo đã chiến đấu ở
Bosnia. Chính phủ Ảrập Xeút và các nước khác bị các nhóm chính thống ở
nước họ gây sức ép ngày càng lớn đòi hỏi ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với
Bosnia. Theo tin tức, vào cuối năm 1992, Ảrập Xêút đã giúp những người
Hồi giáo Bosina nhiều tiền mua vũ khí và lương thực, thực phẩm. Ðiều đó
đã làm tăng đáng kể khả năng quân sự của họ đối với người Serb.

Trong những năm 1930, cuộc nội chiến Tây Ban Nha đã gây ra sự can

thiệp của những nước mà về mặt chính trị vốn là phát xít, cộng sản và dân
chủ. Ngày nay, trong những năm 1990, cuộc xung dột Nam Tư đã gây ra sự
can thiệp của các nước Hồi giáo, Ðông chính giáo và Kito giáo Phương
Tây. Sự tương đồng này không phải không được người ta để ý tới. Một biên
tập viên Ảrập Xêút nhận xét: „Cuộc chiến tranh ở Bosnia Hersegovina đã
trở thành cuộc chiến đầy xúc động giống như chiến tranh chống chủ nghĩa
phát xít trong những năm nội chiến ở Tây Ban Nha. Những ai đã hi sinh ở
đó đều được coi là những người tử vì đạo đã hiến dâng sự sống của mình dể
cứu những người Hồi giáo anh em của họ“.

Xung đột và bạo lực cũng sẽ xảy ra giữa các nước và các nhóm trong

cùng một nền văn minh, cũng như bên trong các nước đó. Tuy nhiên, chúng
thường không đến mức căng thẳng và rộng khắp bằng cuộc xung đột giữa
các nền văn minh. Tính quy thuộc về cùng một nền văn minh sẽ làm giảm
bớt khả năng xảy ra bạo lực trong trường hợp mà nếu không trong hoàn
cảnh đó thì tất yếu sẽ xảy ra bạo lực. Trong năm 199 l và 1992, nhiều người
đã lo ngại về khả năng nổ ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina về các
vùng lãnh thổ tranh chấp, dặc biệt là Krưm, hạm đội Biển Ðen, vấn đề các
kho hạt nhân và các vấn để kinh tế. Nhưng nếu xét đến tính quy thuộc văn
minh thì thấy khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.