SỬ VIỆT - 12 KHÚC TRÁNG CA - Trang 149

năm trong đó cắt mọi ngả đường của Nguyễn Ánh. Với kế hoạch quy mô
này, Quang Trung đã gián tiếp dành lời khen cho kẻ bại tướng của mình.
Nhưng khắp cả gầm trời thế kỷ XVIII, chỉ có Quang Trung là có khả năng
tiêu diệt được Nguyễn Ánh. Không có Nguyễn Huệ, Tây Sơn không còn ai
là đối thủ của Nguyễn Ánh nữa. Vào năm 1792, trước khi đánh trận cuối
cùng ấy, Quang Trung đã thua trước mệnh trời, cái chết của Quang Trung
gây ra một tác động khủng khiếp lên toàn bộ nhà Tây Sơn. Sự xuất chúng
của ngài tạo ra sự hùng mạnh của Tây Sơn, nhưng nó cũng báo hiệu sự diệt
vong khi ngài ra đi. Ngọn gió quân sự giữa quân Gia Định và quân Tây Sơn
đã đổi chiều từ sau cái chết của Nguyễn Huệ. Nhưng cũng không thể không
khâm phục cái nhẫn nại, mưu sâu kế hiểm và sự kiên gan bền chí của
Nguyễn Ánh để đợi đến cơ hội trời cho này.

Năm 1793, chỉ 1 năm sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh bắt đầu tấn

công. Trong trận đánh đầu tiên, ông huy động hầu như toàn bộ những vị
tướng giỏi nhất của mình, đó là Võ Di Nguy, Nguyễn Văn Trường, Võ
Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Văn Duyệt, chưa kể thêm Nguyễn Văn
Thành giữ thành Diên Khánh sau khi chiếm được. Đại quân Gia Định lần
lượt chiếm được Phan Rang, Nha Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi đánh tới
cổng thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Đối diện với sức mạnh của quân
Gia Định, Nguyễn Nhạc liệu bền chống cự không nổi liền nhờ người về
Phú Xuân cầu cứu. Từ Phú Xuân, Quang Toản điều 17000 quân, 80 thớt voi
và 30 tàu chiến, dưới sự thống lĩnh của thái úy Phạm Văn Hưng, hộ giá
Nguyễn Văn Huấn, tư mã Ngô Văn Sở, nhắm Quy Nhơn mà tiến tới. Quân
Gia Định liền rút lui. Ở đây có hai lý do để quân Gia Định rút khỏi Quy
Nhơn. Thứ nhất, vì họ phải tránh cái thế hai gọng kìm từ bên trong và bên
ngoài nếu vẫn cứ vây Quy Nhơn. Thứ hai, điều quan trọng hơn, đó là việc
vắng mặt quân Gia Định, ắt nhà Tây Sơn sẽ tự đánh lẫn nhau và làm suy
yếu nhau. Mọi dự đoán đã chính xác, khi quân Gia Định rút về thì quân Phú
Xuân của Tây Sơn gây sức ép lên vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, chiếm luôn
đất đai, kho tàng của ông. Quá uất ức, Nguyễn Nhạc ngã bệnh, rồi thổ
huyết, qua đời. Nguyễn Nhạc, con người mà thời tuổi trẻ đã đứng dậy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.