vừa xong say rượu nằm ngủ ngay giữa sân cung đình, Đỗ Thích bèn lẻn vào
giết chết nhà vua, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Đinh Liễn. Bấy giờ,
lệnh lùng bắt thủ phạm rất gấp, Đỗ Thích phải trèo lên nằm trong máng
nước ở trong cung suốt ba ngày liền, đói khát lắm. Thế rồi trời đổ mưa, Đỗ
Thích thò tay hứng nước mà uống, cung nữ nhìn thấy nên đi báo. Đinh
Quốc Công là Nguyễn Bặc sai người bắt xuống và đem đi chém đầu.”
Tuy nhiên nếu giết vua để đoạt quyền thì Đỗ Thích phải là người đủ tư
cách để lên nắm quyền, vì để lên ngôi vua cần sự ủng hộ của quân đội, của
các đại thần và có tính pháp lý để cáo thị với nhân dân. Nhưng Đỗ Thích
chỉ là một viên quan nhỏ bé, không nắm trọng quyền như Nguyễn Bặc,
Đinh Điền, Lưu Cơ... Vậy giết vua để làm gì khi có giết cũng không thể lên
ngôi chí tôn được?
Điều này có nghĩa là phải có người nắm trọng quyền đứng sau Đô Thích.
Trong những vụ án “tranh quyền đoạt vị”, thường có một đáp án chung:
hung thủ là người được lợi nhất trong trường hợp cho con Đinh Bộ Lĩnh và
Đinh Liễn không còn trên cõi đời. Đó là Đinh Toàn, người duy nhất dành
chính ngôn thuận nối ngôi vua, chứ không phải Đỗ Thích. Nhưng Đinh
Toàn khi đó mới chỉ 6 tuổi, không thể đủ sức lập nên âm mưu này, và dù có
lên nối ngôi cũng không thể có được quyền lực trong tay vào một sớm một
chiều mà phải cần thái hậu nhiếp chính sau lưng. Ở đây, thái hậu Dương
Vân Nga là người đó, vừa nắm quyền lực nhiếp chính vừa có con chính thất
nối dõi.
Tuy vậy thái hậu Dương Vân Nga có đúng là người sắp đặt âm mưu? Đó
là điều cần phải bàn nữa. Hãy cùng tìm về 1000 năm lịch sử Việt Nam,
chúng ta sẽ bắt gặp một dòng họ tuy lặng lẽ nhưng đóng vai trò rất quan
trọng trong thời đại mở nước và giữ nước của Việt Nam: dòng họ Dương.
Đây là một dòng tộc danh gia và có vị trí cao trong xã hội Việt Nam thời
phong kiến. Để giữ vững ngôi báu, đa số các vương triều của Việt Nam đều
kết hôn chính trị với các mỹ nhân của dòng họ Dương nhằm tạo vây cánh ở
phía bên ngoài. Một chi tiết sẽ khiến tất cả phải kinh ngạc, trừ triều đại nhà