Trần kết hôn cận giới để tránh trường hợp Lý Chiêu Hoàng - Trần Cảnh lặp
lại thì gần như tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam đều có hoàng hậu là
người họ Dương. Tiền Ngô Vương Ngô Quyền với hoàng hậu Dương Như
Ngọc - con gái của tiết độ sứ Dương Đình Nghệ. Đinh Tiên Hoàng đế Đinh
Bộ Lĩnh và Lê Hoàn - Lê Đại Hành với hoàng hậu Dương Vân Nga.
Thượng Dương Hoàng hậu, tức Dương Hồng Hạc, là hoàng hậu của vua Lý
Thánh Tông và là “hoàng đích mẫu” của vua Lý Nhân Tông. Đến thời Hậu
Lê, hoàng hậu Dương Thị Bí là vợ chính thất của vua Lê Thái Tông, mẹ
của vua Lê Nghi Dân. Sang thời nhà Nguyễn, thái hoàng thái hậu cuối cùng
của Việt Nam, Khôn Nghi thái hoàng thái hậu Dương Thị Thục là chính
thất của vua Đồng Khánh và là mẹ ruột của vua Khải Định. Sức mạnh của
“danh gia vọng tộc” Dương thị lớn tới mức cũng có thể một tay tạo nên các
cuộc binh biến lớn và lấy ngôi trong thời gian ngắn. Dương Tam Kha, con
trai thứ ba của Dương Đình Nghệ, sau cái chết của Ngô Quyền đã thay thế
Ngô Xương Ngập, tự lên làm vua. 400 năm sau, Dương Nhật Lễ kế vị Trần
Dụ Tông, giành được ngôi báu của nhà Trần. Từ những chi tiết ấy, câu
chuyện về thái hậu Dương Vân Nga sẽ dễ giải thích hơn rất nhiều trong
ngày Đinh Toàn kể vị. Nhưng cũng có thể thái hậu không phải là chủ mưu
mà vấn đề là sự tranh đoạt hoàng quyền giữa các dòng họ lớn của Việt Nam
giai đoạn này, như một “trò chơi vương quyền”.
Vậy vua Lê Hoàn ở đâu trong chuyện này? Lê Hoàn - người nắm giữ
quân đội với vai trò thập đạo tướng quân lúc này đóng vai trò ủng hộ thái
hậu Dương Vân Nga. Bởi sau khi lên ngôi, Đinh Toàn chọn hai người nhiếp
chính, một người là thái hậu Dương Vân Nga và người kia chính là Lê
Hoàn. Những ván cờ mà Lê Hoàn muốn đánh tiếp thì đã vượt quá tính toán
của tất cả. Tham vọng của Lê Hoàn không dừng lại ở vị trí dưới một người
trên vạn người mà phải là đỉnh đỉnh thiên hạ.
Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau: “Tháng Bảy năm 980, tình thế
quân Tống rất gấp. thái hậu Dương Vân Nga sai Phạm Cự Lạng làm đại
tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân. Phạm Cự Lạng
cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với